Dạy trẻ về sự hưởng thụ

,
Chia sẻ

Không có con số “đúng” để cho nhưng "mục đích không phải là đáp ứng mọi yêu sách mà trẻ muốn," tiến sĩ tâm lý học Diane Ehrensaft nói.

Biết rõ giá trị của vật mua
 
"Hãy cho con bạn biết khi bạn mua một món gì là vì nó đem lại giá trị sử dụng nhất định, không phải để khoe khoang", Betsy Taylor, giám đốc của Center for a New American Dream nói.

 Và bà cho biết thêm, đừng ngại phải đề cập đến chuyện tiền bạc hay vấn đề tài chính của gia đình. "Nếu không thể mua một vật nào đấy đó là do chưa đủ tiền, hãy thẳng thắn nhìn vào sự thật này".

 Giới hạn thời gian xem truyền hình

 Susan E. Linn, nhà tâm lý học thuộc Harvard Medical School cũng đưa ra ý kiến: "Việc xem các kênh truyền hình có nhiều quảng cáo hay thiên về giải trí thương mại, sẽ truyền đi thông điệp sai lầm rằng sự sở hữu sẽ đem đến hạnh phúc. Khi con bạn xem các pha quảng cáo, hãy giúp chúng hiểu rõ thông điệp thực sự, thay vì những kích thích mua sắm và hưởng thụ".

 Tận hưởng những điều không đòi hỏi nhiều về vật chất

 "Hãy cùng trẻ làm những gì mang lại niềm vui chung cho gia đình - chia sẻ các sở thích, chơi thể thao, đi cắm trại," Betsy Taylor đề nghị. Chia sẻ các hoạt động như vậy sẽ thiên về trí tuệ và tinh thần và không tốn kém.

 Giảm bớt các nghi thức thiên về vật chất

 Chẳng hạn như tổ chức các buổi tiệc sinh nhật xa hoa, hay lâu lâu lại phải có buổi họp mặt gia đình ăn uống phè phỡn… Có thể cùng thảo luận đưa ra đề nghị giảm những món quà đắt giá vào những dịp lễ lạc như Giáng sinh chẳng hạn.

 Cho trẻ tiền tiêu vặt và giúp chúng chi tiêu hợp lý

 Một khảo sát với các đứa bé từ 9 đến 14 tuổi của tạp chí dành cho trẻ em Zillions cho thấy những đứa trẻ nào được cho tiền tiêu vặt sẽ biết tiết kiệm gấp 2 những đứa không có. Không có con số “đúng” để cho nhưng "mục đích không phải là đáp ứng mọi yêu sách mà trẻ muốn," tiến sĩ tâm lý học Diane Ehrensaft nói.

 Thông điệp của việc cho tiền nên là: con có thể dùng số tiền mình có để mua gì đó, nhưng nếu quá đắt thì không, và con cần biết tiết kiệm để đủ tiền mua vào lần sau.

 Đừng "mua chuộc" tình cảm của trẻ bằng các món đồ đắt giá

 Một số bậc cha mẹ có suy nghĩ sai lầm rằng cứ mua cho con mình món đồ chơi thật đắt giá là nó thương mình vì biết mình thương nó! Nhưng nếu bạn đi hỏi những người trưởng thành về những kỷ niệm thời thơ ấu đáng nhớ nhất của họ thì hiếm ai đề cập đến các món quà đắt tiền mà họ nhận được.

 Thay vào đó họ sẽ bồi hồi kể lại những lần cùng ba tung tăng vào khu rừng sau nhà để lượm nấm, những lần về thăm và phụ bà ngoại làm bánh ngô… Tình yêu không điều kiện từ người lớn mới là điều mà trẻ thực sự khao khát.
 
Theo Tuổi Trẻ
Chia sẻ