Cân nhắc chuyện làm mẹ khi tuổi đã cao
Mang thai khi lớn tuổi có nhiều rủi ro mà người mẹ cần biết để chuẩn bị tâm lý.
Ảnh hưởng của lối sống phương Tây, áp lực công danh sự nghiệp, nhu cầu học tập và khẳng định mình, mưu sinh... là một số lý giải thường gặp cho tình trạng kết hôn trễ, sinh con muộn. Nhưng mang thai khi lớn tuổi có nhiều rủi ro mà người mẹ cần biết để chuẩn bị tâm lý đón nhận.
Thông thường, phụ nữ được khuyên mang thai trong độ tuổi 20 – 30, độ tuổi tối ưu về mặt sức khoẻ – tâm lý, có sự trưởng thành về xã hội, đã có nghề nghiệp ổn định. Khi bước sang tuổi 35 trở đi, bắt đầu có một số khó khăn về phía mẹ lẫn con, những khó khăn này ngày càng gia tăng theo độ tuổi.
Do tuổi tác, tần suất quan hệ tình dục của cặp vợ chồng giảm dần, chất lượng trứng và tinh trùng cũng suy giảm theo thời gian, khiến khả năng thụ thai ngày càng nhỏ.
Trong khi đó, khả năng thai dị tật lại tăng theo tuổi, đặc biệt là các rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi. 2/3 các rối loạn này có khả năng làm sẩy thai sớm trong hai tháng đầu do dị tật quá nặng, các trường hợp còn lại có thể sống cho tới lúc sanh, nhưng dị tật do bất thường nhiễm sắc thể là loại dị tật nặng, đa số tác động vào khả năng phát triển tâm thần – trí tuệ.
Một trong số đó là hội chứng Down, một tập hợp nhiều bất thường trong đó quan trọng nhất là tình trạng chậm phát triển tâm thần; trẻ lớn lên về thể xác nhưng tâm thần và trí tuệ không vượt quá một đứa trẻ lên mười. Khi tuổi mẹ vào khoảng 20 – 25, tỷ lệ trẻ Down chỉ 1/1.500 lần sinh, tuổi mẹ quanh 35 thì tỷ lệ tăng lên 1/400 và có thể đạt 1/100 khi tuổi mẹ là 40.
Đã có khảo sát cho thấy trẻ dị tật khoèo chân tăng lên nếu tuổi mẹ sau 35, còn dị tật tim tăng rõ sau tuổi 40. Tỷ lệ song thai khác trứng cũng gia tăng, phần lớn do ở tuổi này một số bà mẹ phải nhờ các thủ thuật hỗ trợ sinh sản giúp sức, từ đó gián tiếp tăng khả năng song thai, vốn cũng là một thai kỳ nguy cơ cao cho cả mẹ và con. Do tuổi lớn, chất lượng tử cung có thể không tốt, hoặc do tiền sử mang thai nhiều lần của bà mẹ, hoặc do khả năng phát triển u xơ hay nhân xơ tử cung, tình trạng nhau bám thấp dễ xảy ra. Cuộc chuyển dạ của một thai kỳ lớn tuổi cũng thường khó khăn hơn, khả năng rối loạn cơn gò, khả năng mổ sanh cũng cao hơn.
Khó khăn còn có thể do người mẹ có nhiều bệnh lý với tuổi cao, ví dụ các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, chức năng của gan, thận giảm theo tuổi. Trên nền của một bệnh lý nội khoa sẵn có, những thay đổi sinh lý của thai kỳ sẽ trầm trọng hơn, chưa kể khả năng xuất hiện các bệnh lý khi mang thai hay bệnh sẵn có sẽ trầm trọng hơn.
Mang thai khi lớn tuổi có thể nằm trong khung cảnh con so hay con rạ, tình huống nào cũng khó khăn. Với con so, đó là một bà mẹ chưa có kinh nghiệm về mang thai và sinh nở, một cặp gia đình đang rất mong con do đó tâm lý sẽ rất căng thẳng; với con rạ, đặc biệt nếu sanh nhiều lần, là tình huống một người đa sản có rất nhiều nguy cơ băng huyết sau sanh, hay một người có vấn đề kinh tế xã hội do yếu tố đông con.
Thông thường, phụ nữ được khuyên mang thai trong độ tuổi 20 – 30, độ tuổi tối ưu về mặt sức khoẻ – tâm lý, có sự trưởng thành về xã hội, đã có nghề nghiệp ổn định. Khi bước sang tuổi 35 trở đi, bắt đầu có một số khó khăn về phía mẹ lẫn con, những khó khăn này ngày càng gia tăng theo độ tuổi.
Do tuổi tác, tần suất quan hệ tình dục của cặp vợ chồng giảm dần, chất lượng trứng và tinh trùng cũng suy giảm theo thời gian, khiến khả năng thụ thai ngày càng nhỏ.
Trong khi đó, khả năng thai dị tật lại tăng theo tuổi, đặc biệt là các rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi. 2/3 các rối loạn này có khả năng làm sẩy thai sớm trong hai tháng đầu do dị tật quá nặng, các trường hợp còn lại có thể sống cho tới lúc sanh, nhưng dị tật do bất thường nhiễm sắc thể là loại dị tật nặng, đa số tác động vào khả năng phát triển tâm thần – trí tuệ.
Một trong số đó là hội chứng Down, một tập hợp nhiều bất thường trong đó quan trọng nhất là tình trạng chậm phát triển tâm thần; trẻ lớn lên về thể xác nhưng tâm thần và trí tuệ không vượt quá một đứa trẻ lên mười. Khi tuổi mẹ vào khoảng 20 – 25, tỷ lệ trẻ Down chỉ 1/1.500 lần sinh, tuổi mẹ quanh 35 thì tỷ lệ tăng lên 1/400 và có thể đạt 1/100 khi tuổi mẹ là 40.
Khó khăn còn có thể do người mẹ có nhiều bệnh lý với tuổi cao, ví dụ các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, chức năng của gan, thận giảm theo tuổi. Trên nền của một bệnh lý nội khoa sẵn có, những thay đổi sinh lý của thai kỳ sẽ trầm trọng hơn, chưa kể khả năng xuất hiện các bệnh lý khi mang thai hay bệnh sẵn có sẽ trầm trọng hơn.
Mang thai khi lớn tuổi có thể nằm trong khung cảnh con so hay con rạ, tình huống nào cũng khó khăn. Với con so, đó là một bà mẹ chưa có kinh nghiệm về mang thai và sinh nở, một cặp gia đình đang rất mong con do đó tâm lý sẽ rất căng thẳng; với con rạ, đặc biệt nếu sanh nhiều lần, là tình huống một người đa sản có rất nhiều nguy cơ băng huyết sau sanh, hay một người có vấn đề kinh tế xã hội do yếu tố đông con.