Bà bầu vẫn có thể ăn ba ba
Phụ nữ mang thai ăn chân ba ba thì nguy cơ gây sẩy thai cao hơn nhiều so với ăn thịt ba ba, điều đó có đúng không?
Nhiều người cho rằng, ba ba có vị tanh, tính hàn, có tác dụng tán u, thông huyết mạch, vì vậy có nguy cơ gây sẩy thai đối với phụ nữ mang thai.
BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng cho rằng, ăn thịt ba ba gây sẩy thai, thai chết lưu là xác suất ngẫu nhiên, trùng hợp chứ chưa chắc phải do ba ba. Theo Đông y, ba ba có tác dụng bổ âm, phụ nữ cũng thuộc âm nên ăn ba ba rất tốt. Còn nguyên nhân gây sẩy thai thì rất nhiều.
Trong Đông y, nếu phụ nữ có thai mà uống các loại thuốc quá nhiệt, thuốc hành huyết... dễ gây hư thai. Việc lựa chọn thực phẩm cũng phải theo cơ địa của từng người thuộc thể hàn hay nhiệt mà ăn cho phù hợp. Chẳng hạn, phụ nữ thể hàn, ăn nhiều đồ lạnh, hoặc thể nhiệt ăn nhiều đồ nóng cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ và thai nhi.
Theo TS Trần Văn Vỹ, nguyên Giám đốc Viện Nuôi trồng Thủy sản 1 cho biết, thịt ba ba được nuôi ở môi trường đảm bảo, sống khoẻ mạnh rất bổ, không gây độc cho người tiêu dùng, kể cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, ba ba sống dưới nước, gần bùn đất, hay ăn xác động vật và các thức ăn thối rữa nên trong ruột chúng thường tích lũy nhiều chất độc, vi khuẩn gây bệnh.
Đặc biệt, nếu môi trường nước có độc tố, chứa kháng sinh... cũng có thể được tích lũy trong thịt ba ba và khi chúng ta ăn phải sẽ bị nhiễm độc, ảnh hưởng của các chất độc này tới thai nhi, phụ nữ mang thai thường lớn hơn so với người thường.
Thịt ba ba là loại thịt có hàm lượng protein rất cao, khi các độc tố này xâm nhập, các chất đạm trở thành histamin rất độc, không phân hủy trong nhiệt độ cao nên nếu ăn phải loại thịt này sẽ bị ngộ độc, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Mẹ tham gia trò chơi, rinh quà về cho bé!
Phần thưởng của tuần này là một combor trị giá 630 nghìn đồng bao gồm: - 01 túi treo con vịt trị giá 300 nghìn đồng |