Cách đơn giản phát hiện sớm tật ở mắt con
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm tật nhược thị, cận thị ở bé để có cách khắc phục kịp thời.
Dùng bảng đo thị lực
Thông thường, có thể dùng bảng đo thị lực chuyên dụng đối với đại đa số các bé trong tuổi đi nhà trẻ. Bạn nên mua bảng đo thị lực và treo ở nơi có ánh sáng trong nhà, cho bé đứng cách khoảng 5m rồi chỉ vào các hình trên bảng xem bé có nhận biết chính xác không.
Chú ý trong lúc kiểm tra thị lực, bạn nên che một mắt của bé, không được cho bé nhìn cùng lúc bằng 2 mắt để có kết quả kiểm tra chính xác.
Nên kiểm tra thành nhiều lần, nếu chỉ số thị lực của bé dưới 0,8, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sỹ tiến hành khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Quan sát hành vi của bé trong một số tình huống
Bạn có thể phát hiện ra các dấu hiệu nhược thị, cận thị ngay từ khi còn trong trứng nước bằng một số cách đơn giản sau:
- Đặt đồ vật tương đối nổi bật và bắt mắt ngay trước mặt bé, xem bé có phát hiện ra ngay hay không.
- Để ý xem bé có hay nhìn chăm chú hay không, đặc biệt cần chú ý khi xem ti vi bé có ngồi ở khoảng cách quá gần không.
- Vị trí đầu của bé khi nhìn đồ vật có gì bất thường không, ví dụ như bé thích ngẩng đầu, cúi đầu hoặc nghiêng chứ không hay nhìn thẳng.
- Quan sát khi bé nhìn một vật nào đó, mắt có nhìn ổn định không. Nếu nhãn cầu của mắt bé thường bị dao động và dịch chuyển vị trí thì có rất có khả năng bé đang bị nhược thị (thị lực yếu).
- Bé thường bị ngã khi đi và không cầm được đồ vật thì có khả năng là do thị lực kém đã ảnh hưởng đến khả năng cân bằng và cảm giác về khoảng cách của bé.
Chơi trò “Cướp biển một mắt”
Đối với những bé không chịu “hợp tác” trong quá trình kiểm tra thị lực, không thể đo được thị lực của bé, bạn nên rủ bé chơi trò chơi “Cướp biển một mắt” như sau: bịt một bên mắt bé, rồi cầm một số đồ vật và hỏi xem bé trả lời chính xác không.
Nếu bé trả lời chính xác và mắt không có biểu hiện bất thường thì đổi sang bịt mắt còn lại và tiếp tục trò chơi như trên.
Cha mẹ có thể đổi mới bằng cách giấu đồ vật đi rồi hỏi bé xem bạn vừa lấy cái gì. Nếu bé nhìn không rõ, trả lời sai nhiều đồ vật hoặc có biểu hiện khó chịu, cáu gắt, chóng mặt, buồn nôn thì nên đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa kiểm tra thật kỹ.
Thông thường, có thể dùng bảng đo thị lực chuyên dụng đối với đại đa số các bé trong tuổi đi nhà trẻ. Bạn nên mua bảng đo thị lực và treo ở nơi có ánh sáng trong nhà, cho bé đứng cách khoảng 5m rồi chỉ vào các hình trên bảng xem bé có nhận biết chính xác không.
Chú ý trong lúc kiểm tra thị lực, bạn nên che một mắt của bé, không được cho bé nhìn cùng lúc bằng 2 mắt để có kết quả kiểm tra chính xác.
Nên kiểm tra thành nhiều lần, nếu chỉ số thị lực của bé dưới 0,8, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sỹ tiến hành khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Quan sát hành vi của bé trong một số tình huống
Bạn có thể phát hiện ra các dấu hiệu nhược thị, cận thị ngay từ khi còn trong trứng nước bằng một số cách đơn giản sau:
- Đặt đồ vật tương đối nổi bật và bắt mắt ngay trước mặt bé, xem bé có phát hiện ra ngay hay không.
- Để ý xem bé có hay nhìn chăm chú hay không, đặc biệt cần chú ý khi xem ti vi bé có ngồi ở khoảng cách quá gần không.
- Vị trí đầu của bé khi nhìn đồ vật có gì bất thường không, ví dụ như bé thích ngẩng đầu, cúi đầu hoặc nghiêng chứ không hay nhìn thẳng.
- Quan sát khi bé nhìn một vật nào đó, mắt có nhìn ổn định không. Nếu nhãn cầu của mắt bé thường bị dao động và dịch chuyển vị trí thì có rất có khả năng bé đang bị nhược thị (thị lực yếu).
- Bé thường bị ngã khi đi và không cầm được đồ vật thì có khả năng là do thị lực kém đã ảnh hưởng đến khả năng cân bằng và cảm giác về khoảng cách của bé.
Chơi trò “Cướp biển một mắt”
Đối với những bé không chịu “hợp tác” trong quá trình kiểm tra thị lực, không thể đo được thị lực của bé, bạn nên rủ bé chơi trò chơi “Cướp biển một mắt” như sau: bịt một bên mắt bé, rồi cầm một số đồ vật và hỏi xem bé trả lời chính xác không.
Nếu bé trả lời chính xác và mắt không có biểu hiện bất thường thì đổi sang bịt mắt còn lại và tiếp tục trò chơi như trên.
Cha mẹ có thể đổi mới bằng cách giấu đồ vật đi rồi hỏi bé xem bạn vừa lấy cái gì. Nếu bé nhìn không rõ, trả lời sai nhiều đồ vật hoặc có biểu hiện khó chịu, cáu gắt, chóng mặt, buồn nôn thì nên đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa kiểm tra thật kỹ.