Mẹ chủ quan viêm tai giữa, trẻ gánh chịu hậu quả nặng nề

Quang Vũ,
Chia sẻ

Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng trang bị kiến thức về dấu hiệu, cách phòng ngừa cho trẻ từ sớm.

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ – bệnh thông thường nhưng không thể xem thường

Thời điểm giao mùa, nhiều mẹ bỉm lo lắng con dễ mắc các bệnh lý tai mũi họng, trong đó viêm tai giữa vốn là bệnh thường gặp nhưng lại gây ra nỗi ám ảnh cho các mẹ bởi tỉ lệ mắc bệnh cao, thời gian điều trị kéo dài, cũng như để lại nhiều biến chứng, có thể khiến bé giảm hoặc mất thính lực. Các chuyên gia y tế ước tính, trước khi trẻ lên 3 tuổi, có 80% trẻ em sẽ ít nhất một lần mắc bệnh viêm tai giữa, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Tỉ lệ trẻ mắc viêm tai giữa cao nhất là ở trẻ từ 6-18 tháng tuổi do vi khuẩn phế cầu và vi khuẩn Haemophilus Influenzae không định týp (NTHi) gây nên. Đây được xem là bệnh "ám ảnh" của các mẹ bởi hơn 1/3 trẻ em nhiễm bệnh sẽ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại trong chặng đường thơ ấu của con, đôi khi cần phải phẫu thuật trong quá trình điều trị.

Mẹ chủ quan viêm tai giữa, trẻ gánh chịu hậu quả nặng nề - Ảnh 1.

Dù là bệnh phổ biến, viêm tai giữa khiến nhiều mẹ ám ảnh bởi biến chứng có thể gây giảm hoặc mất thính lực ở trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và khả năng học tập, tiếp thu sau này của bé.

Khi bé còn nhỏ, cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ thì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, lây từ trẻ này sang trẻ khác ở nơi đông người như trường học, nhà trẻ, khu vui chơi… với triệu chứng thường thấy là có chất dịch trong tai giữa, đau, sốt, chảy mủ tai hoặc mất thính giác làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của con. Vì lý do đó, phế cầu khuẩn được xem là "ác nhân" gây bệnh phổ biến nhất ở trẻ, trong đó có viêm tai giữa.

Mẹ chủ quan viêm tai giữa, trẻ gánh chịu hậu quả nặng nề - Ảnh 2.

Vi khuẩn phổ biến gây viêm tai giữa là phế cầu khuẩn, cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác ở trẻ như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết…

Kết nạp 5 Anh Em Nhà Siêu, phế cầu khuẩn biến mất tiêu

Viêm tai giữa có thể được phòng tránh khi bé được giữ ấm, hạn chế tiếp xúc với các trẻ mắc bệnh cảm lạnh, không tiếp xúc với khói thuốc lá. Với trẻ nhũ nhi, bú mẹ là cách giúp nâng cao sức đề kháng. Nếu con bú sữa bình, mẹ nên cho con bú ở tư thế ngồi để tránh sữa đổ và chảy vào tai trẻ.

Mẹ chủ quan viêm tai giữa, trẻ gánh chịu hậu quả nặng nề - Ảnh 3.

Tiêm vắc xin ngừa phế cầu khuẩn là biện pháp chủ động, tiết kiệm, an toàn bảo vệ bé yêu khỏi tác nhân phế cầu khuẩn gây bệnh.

Đặc biệt, với sự trợ giúp từ "5 Anh Em Nhà Siêu" sở hữu "siêu năng lực" giúp đánh bật vi khuẩn, trong đó "Siêu tai trái – phải" tiêu diệt ác nhân phế cầu khuẩn gây bệnh viêm tai giữa ở bé. Ngoài ra, trong gia đình nhà Siêu còn có 3 anh em "Siêu máu, Siêu phổi, Siêu não" sẽ giúp giải tỏa nỗi lo lắng của cha mẹ khi bảo vệ bé khỏi những căn bệnh đầy nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết mà vi khuẩn phế cầu gây ra.

Kết nạp vắc xin ngừa phế cầu khuẩn 5 trong 1 sẽ kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể bé, từ đó sinh ra kháng thể chống lại phế cầu khuẩn nếu chẳng may vi khuẩn xâm nhập. Mẹ hãy lưu ý, 6-8 tuần tuổi sau sinh là thời điểm vàng để tiêm vắc xin duy trì hệ miễn dịch cho bé, bởi lúc này kháng thể truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai đã bắt đầu giảm dần, nguy cơ mắc bệnh của con sẽ tăng lên. Do đó, mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu thông tin từ các nguồn tin cậy và chọn thời điểm để vắc xin ngừa phế cầu khuẩn đồng hành cùng con trong hành trình chăm sóc và bảo vệ con những năm tháng đầu đời.

Khi lên danh sách những việc phải làm khi đón con chào đời, mẹ bầu đừng quên trang bị kiến thức phòng bệnh cho con, đồng thời lên lịch tiêm vắc xin ngừa phế cầu khuẩn cho bé ngay khi con vừa trong 6 tuần tuổi, để bé được vắc xin ngừa phế cầu khuẩn bảo vệ. Mẹ cũng có thể đón xem chương trình "Sai lầm về tiêm chủng mẹ cần tránh", dự kiến với sự tham vấn từ BS. Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM và Ths. BS Lê Phan Kim Thoa - Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Tp.HCM, sẽ diễn ra vào ngày 16/4/2022, tại Fanpage Eva.vn và Trang tin điện tử Eva.vn để hiểu rõ hơn về các gánh nặng cho phế cầu khuẩn gây ra và cách phòng ngừa nhé!

Tài liệu dành cho công chúng

Tài liệu này được phối hợp thực hiện giữa Hội Bác Sĩ Gia Đình TPHCM và Công ty TNHH Dược Phẩm GSK Việt Nam.

Vui lòng tham khảo ý kiến của cán bộ y tế để được tư vấn thêm

Chia sẻ