Mẹ bỉm sữa bị căng tức ngực sau sinh, đến viện bác sĩ đều sốc khi hút sữa ra có màu xanh và mùi hôi đáng sợ
Phụ nữ sau sinh nếu có biểu hiện ngực đau, căng tức do sữa cần chú ý đến khả năng bị viêm tuyến vú, trường hợp của người phụ nữ 30 tuổi dưới đây là một minh chứng.
Khi mang thai, ngoài việc phải chịu đựng những cơn ốm nghén, đau lưng, thì sau khi đứa trẻ ra đời càng khiến người mẹ mệt mỏi hơn. Vô số những đêm không ngủ, thậm chí có cả những đêm đầy nước mắt, chỉ có người mẹ sinh con mới hiểu. Đặc biệt là khi phụ nữ rơi vào trường hợp tắc tia sữa và phải nhập viện điều trị, thì càng thấy quá trình nuôi con thật sự gian nan.
Bác sĩ Lâm Huệ Ngọc, trưởng khoa sản ở viện Trường Canh, Đài Bắc (Đài Loan) chia sẻ với Ettoday rằng cô đã tiếp nhận một phụ nữ 30 tuổi bị tắc tia sữa khi nuôi con bằng sữa mẹ. Người mẹ này cho biết, sau khi sinh thấy ngực mình rất căng và đau. Bác sĩ Lâm đã sử dụng sóng siêu âm để kiểm tra vú và phát hiện toàn bộ vú đều chứa sữa, bác sĩ cũng tiết lộ tình trạng này "thật sự rất đau đớn". Phương pháp giải quyết lúc này là dùng kim tiêm để hút sữa ra ngoài. Kết quả khi hút sữa ra, toàn bộ sữa đều màu xanh, khiến cả bác sĩ và người mẹ trẻ vô cùng sốc.
Người phụ nữ 30 tuổi nhập viện và cho biết sau khi sinh ngực cô rất căng và đau, khi bác hút sữa ra thì thấy toàn bộ sữa đều có màu xanh khiến ai cùng sốc.
Bác sĩ Lâm Huệ Ngọc chia sẻ: "Đơn giản mà nói, sữa bị chua và bốc mùi hôi, sau đó chúng tôi đã đem sữa đi làm xét nghiệm và phát hiện bị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), người mẹ này rất ngạc nhiên bởi bản thân không bị thương sao có thể nhiễm vi khuẩn đó được?".
Theo như bác sĩ Lâm giải thích, do mới làm mẹ nên chưa có kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ, sau khi sinh chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn từ bề mặt của da và miệng của bé có thể đi vào đường sữa thông qua vết nứt ở da núm vú hoặc qua ống dẫn sữa. Sữa ứ đọng trong vú mà không được làm vơi đi sẽ là nơi cho vi khuẩn sinh sản".
Bác sĩ Lâm Ngọc Huệ chỉ ra rằng: "Nhiễm trùng Staphylococcus aureus nói chung là 'viêm tuyến sữa'. Khi bị 'viêm tuyến sữa', vú sẽ bị đỏ, đau. Tuy nhiên trong trường hợp này, các mẹ không nên ngừng cho con bú mà vẫn cho trẻ bú bên không bị viêm, còn bên viêm sẽ dùng phương pháp hút sữa để ngăn chặn vi khuẩn tập hợp trong sữa và làm giảm tình trạng viêm nhiễm".
Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết tình hình này nếu uống thuốc hiệu quả tương đối kém, phương pháp nhanh chóng nhất là người mẹ "tự bài tiết sữa ra ngoài".
Lý do khiến sữa mẹ bị biến đổi đáng sợ như vậy là do nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus (Ảnh minh họa).
Một người phụ nữ khác cho biết, cô cũng đã từng bị sưng vú nghiêm trọng do sữa, sau đó đã nhờ chồng và em gái giúp hút sữa ra ngoài để giải quyết tình trạng đau. Tuy nhiên hành động này lại có thể rất dễ gây nhiễm trùng nghiêm trọng, bởi bình thường miệng người lớn rất nhiều vi khuẩn, do vậy người lớn không nên giúp hút sữa.
Bác sĩ sản phụ khoa Trần Bảo Nhân (viện Trường Canh, Đài Bắc, Đài Loan) cho biết hiện nay có rất nhiều chuyên gia giúp đỡ, cũng như có rất nhiều loại công cụ hỗ trợ người mẹ trong trường họp bị tắc tia sữa, viêm tuyến vú. Trong trường hợp bị nặng, các mẹ phải đến bệnh viện để tiêm kháng sinh, thậm chí phải mổ ống dẫn lưu, tuyệt đối không được tự ý chữa bệnh tại nhà khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.
Nguồn: Ettoday