Sự lớn lên kì diệu của bào thai trong bụng mẹ
(aFamily.vn) - Nhiếp ảnh gia người Thụy Điển sẽ cho cha mẹ có cơ hội “mục sở thị” những khoảnh khắc lớn lên diệu kỳ của thai nhi trong bụng mẹ
Bạn có thể nhìn thấy sự lớn lên của bụng người mẹ trong suốt thời kỳ mang thai nhưng bạn không thể nhìn thấy sự phát triển của thai nhi bên trong.
Nếu điều đó có thể thì thật diệu kỳ và bạn sẽ hiểu cách thức mà một em bé đã hình thành rồi lớn lên từ khi chỉ là những tế bào bé nhỏ.
Nhiếp ảnh gia Lenartoma Nilsson, người Thụy Điển đã dành 12 năm tâm huyết để chụp ảnh quá trình phát triển của thai nhi, giúp cho các bậc cha mẹ có cơ hội “mục sở thị” những khoảnh khắc diệu kỳ trong bụng mẹ.
Bức ảnh về bào thai người được ông Lenart công bố năm 1965. Kết quả của 12 năm làm việc là một bộ sưu tập các bức ảnh bào thai lớn lên trong bụng mẹ. Những bức ảnh độc đáo này được chụp bởi nhiều phương tiện kỹ thuật số, từ một máy ảnh thông thường, ống kính macro, nội soi cho đến kính hiển vi điện tử.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt vời về nguồn gốc và sự phát triển của sự sống.
Nếu điều đó có thể thì thật diệu kỳ và bạn sẽ hiểu cách thức mà một em bé đã hình thành rồi lớn lên từ khi chỉ là những tế bào bé nhỏ.
Nhiếp ảnh gia Lenartoma Nilsson, người Thụy Điển đã dành 12 năm tâm huyết để chụp ảnh quá trình phát triển của thai nhi, giúp cho các bậc cha mẹ có cơ hội “mục sở thị” những khoảnh khắc diệu kỳ trong bụng mẹ.
Bức ảnh về bào thai người được ông Lenart công bố năm 1965. Kết quả của 12 năm làm việc là một bộ sưu tập các bức ảnh bào thai lớn lên trong bụng mẹ. Những bức ảnh độc đáo này được chụp bởi nhiều phương tiện kỹ thuật số, từ một máy ảnh thông thường, ống kính macro, nội soi cho đến kính hiển vi điện tử.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt vời về nguồn gốc và sự phát triển của sự sống.
Trứng rụng và đang đợi tinh trùng.
Tinh trùng trong ống dẫn trứng.
Hình ảnh tinh trùng đang “bơi” đến trứng.
Hình ảnh mềm mại của vi lông mao bên trong ống dẫn trứng. Những vi lông mao nhỏ xíu này chuyển động sẽ giúp trứng di chuyển...
Hai tinh trùng tiếp cận với trứng...
... nhưng sẽ chỉ có một con chiến thắng.
Tinh trùng khi đã ở bên trong trứng.
Ngày thứ 5-6: Quá trình biến đổi tế bào bắt đầu.
Ngày thứ 8: Trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng vào tử cung. Phôi thai đã bám vào thành tử cung.
Não bộ của thai nhi bắt đầu phát triển.
Ngày thứ 24: Phôi thai chưa có khung xương nhưng đã có một trái tim.
Tuần 4: Các mạch máu, tim và đường tiêu hóa đang hình thành.
Hình ảnh phôi thai khi được 4 - 5 tuần.
Tuần thứ 5: Chiều dài của phôi thai là 6-9 mm. Lỗ mũi, mắt và miệng đang khởi tạo. Cánh tay và chân cũng bắt đầu hình thành.
Vào ngày thứ 40, tế bào phôi tạo thành nhau thai. Nhau thai tạo thành một hàng rào bảo vệ, cung cấp oxy thông qua hệ thống tuần hoàn của người mẹ.
Tuần thứ 8: Hình thành tai và mặt, khe mang xuất hiện. Phôi thai được bao quanh bởi một màng ối. Ngón tay và bàn tay được xác định, ngón chân cũng rõ ràng hơn và bắt đầu có chuyển động cơ bắp.
Tuần 10: Mắt và tai đã xác định vị trí. Bộ xương cũng được xác định rõ ràng. Mũi đã sẵn sàng cho hơi thở đầu tiên. Mắt khép hờ. Mí mắt sẽ đóng lại trong vài ngày tới.
Tuần 16: Chân, tay và các ngón tay đã rõ ràng, móng tay cũng hình thành. Thời điểm này trẻ có thể đã biết mút ngón tay. Các thụ thể khứu giác đã phát triển hoàn thiện. Thai nhi có thể phân biệt được hàng trăm mùi.
Bộ xương chưa được hình thành, có thể nhìn thấy rõ ràng các mạch máu khắp cơ thể thai nhi.
Tuần thứ 18: Bạn đã bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi (thai máy). Bạn có thể nghe thấy nhịp đập của tim thai trong bụng mẹ. Tại thời điểm này, thai nhi cũng bắt đầu nghe. Chiều dài của thai nhi là 140-190 mm.
Tuần thai thứ 19. Em bé trong bụng mẹ đã có móng tay khá dài.
Tuần thứ 20: Bề mặt da khắp cơ thể thai nhi được bao phủ bởi những sợi lông.
Tuần thứ 24: Thai nhi đã biểu hiện được nhiều trạng thái cảm xúc: bĩu môi, cau mày...
Tuần thai thứ 26.
6 tháng: Thời điểm trước khi sinh khoảng 8-10 tuần nhưng thai nhi đã bắt đầu có cơ hội sống sót khi ra đời.
Tuần thứ 36: Thai nhi đã hình thành đầy đủ, làn da được bao phủ bởi lớp nhầy, độ dài của tóc trên đầu khoảng 25mm. Tín hiệu nội tiết được gửi đến cơ thể của người mẹ, báo hiệu những dấu hiệu cuối của thai kỳ.
Thai nhi lớn lên đồng nghĩa với việc cơ thể người mẹ có những biến đổi, trong đó có những thay đổi khiến mẹ bầu phải... xấu hổ.