Mắng con - dễ mà khó
Con cái mắc lỗi, bố mẹ mắng, dạy dỗ, giúp con sửa sai là điều tất nhiên. Nhưng không phải lúc nào bố mẹ cũng “biết cách mắng” để đạt được mục đích mong muốn...
Chị Hương (HN) ngày nào cũng bận rộn công việc, người lúc nào cũng mệt nhoài, thành ra... khó chịu.Nhiều khi, sự bực tức ấy “đổ cả lên đầu” cậu con trai học lớp 10. Một lần, chị Hương đi làm về, gọi cửa mấy lần, nhưng con trai bận ở trong phòng vệ sinh nên chưa ra mở cửa ngay được, vậy là cả tiếng đồng hồ sau bị mẹ quát, mắng. Sẵn “cơn bực”, chị mắng thêm hàng loạt những việc khác.
|
Con trai chị Hương tâm sự: “Em biết là mẹ mệt mỏi, vất vả, dễ sinh cáu gắt, nhưng mẹ luôn mắng oan em, lại rất thường xuyên nên em rất buồn. Khoảng cách giữa mẹ con không còn được gần gũi nữa, vì thấy mẹ là em sợ. Em chỉ muốn tránh chỗ khác cho mẹ khỏi nhìn thấy, mẹ khỏi mắng nữa thôi...”.
Còn Tùng cho biết: “Việc mẹ em kể tội em trước mặt mọi người, rồi ai cũng biết, em thấy rất xấu hổ, tủi thân . Mỗi lần như thế, hầu như em chẳng bao giờ nhận ra lỗi của mình, em càng không nghe lời mẹ”.
Với các bậc cha mẹ:
-Tuyệt đối không nên mắng con bằng những câu, những từ ngữ nặng lời, bởi tâm hồn con trẻ rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
-Nhẹ nhàng phân tích, chỉ ra cho con cái biết rằng chúng đã sai ở đâu, phải làm như thế nào thì mới tốt, mới đúng. Không nên “kể xấu” con với người khác, mắng con trước mặt người khác.
-Khi con cái biết sửa chữa, đừng dành tặng con những lời khen ngợi. Tạo sự gần gũi, thường xuyên trò chuyện để lắng nghe, hiểu con cái hơn và có sự uốn nắn kịp thời, đúng đắn khi con cái mắc lỗi.
Với con cái
Việc bố mẹ mắng mỏ, dạy dỗ đều xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn con cái mình trở nên hoàn thiện. Tuy nhiên, có đôi lúc, bố mẹ chưa “biết cách” mắng để đem đến hiệu quả tốt nhất. Thay vì ấm ức, hậm hực, ngày càng xa bố mẹ, hãy lựa khoảng thời gian nào bố mẹ đang vui vẻ, hãy thử thủ thỉ về vấn đề đó xem sao. Nói hết những suy nghĩ của bạn cho bố mẹ nghe. Chắc chắn bố mẹ sẽ suy nghĩ, và thay đổi đấy...
CTV