Làm thế nào để sinh ra em bé ?
Một ví dụ ngộ nghĩnh giải thích việc làm sao em bé to thế mà chui ra khỏi bụng mẹ được!!!
Đây là câu hỏi mà hầu hết các ông bố bà mẹ đều
vò đầu bứt tai, không phải vì không muốn trả lời, mà cảm thấy khó vì làm sao
vẫn nói sự thật mà chúng có thể hiểu với nhận thức non nớt của trẻ bé.
Liệu mình giải thích với bé như thế này có nhiều quá không, hay đã thỏa mãn tính tò mò của chúng chưa... Hay là ai lại nói như thế này, ngại chết…
Để cung cấp nhưng thông tin vừa đủ và phù hợp độ tuổi cho con, thì trước hết cha mẹ phải nắm được ở tuổi đó, trẻ con quan tâm đến điều gì, chúng muốn biết gì và khả năng hiểu của chúng đến đâu. Nếu như con bạn chưa bao giờ đặt câu hỏi hay tỏ ra quan tâm thì cũng không cần thiết phải ép con lắng nghe.
Đối với trẻ 2-3 tuổi
Bé Khoa hai tuổi rưỡi, có lần con xem ảnh cưới của bố mẹ, rồi thắc mắc : « Thế lúc ấy con ở đâu ? ». Mẹ bảo : « Lúc ấy chưa có con ! ». « Thế con ở đâu ? ».
« Bố mẹ chưa quyết định sinh ra con nên con chưa có trong bụng mẹ.
« Thế thì con ở đâu ? »…
Ở tuổi này, trẻ chưa quan tâm đến cấu tạo của các bộ phận trên cơ thể, nên cha mẹ không cần thiết phải giải thích cụ thể về mặt "kỹ thuật" em bé "vào bụng mẹ" như thế nào và "ra khỏi bụng mẹ" như thế nào.
Điều trẻ rất thắc mắc và cần được giải đáp ở tuổi này là : Trước đây con ở đâu?
Trẻ 2 - 3 tuổi thường thắc mắc là tại sao trước đây mình lại chưa từng tồn tại, chúng tò mò về cội nguồn của mình. Vì vậy điều quan trọng cần giải thích cho trẻ, là không phải bỗng nhiên bé có mặt, mà bé đã được tạo ra chỉ khi bố mẹ gặp và yêu thương nhau, một lúc nào đó, bố mẹ muốn có một em bé để yêu thương, và bố mẹ quyết định sinh ra con.
Hãy làm trẻ cảm thấy mình là « người hùng » trong câu chuyện tình yêu của bố mẹ. Kể cho bé nghe bố mẹ gặp nhau thế nào, yêu thương nhau ra sao. Bằng những lời lẽ thật đơn giản, phù hợp với khả năng hiểu của trẻ, bạn có thể kể cho bé về quá trình mang thai của mình, khi em bé lớn dần trong bụng mẹ như thế nào, chỉ không cần thiết đưa những chi tiết về việc mẹ sinh em bé.
Đối với trẻ 4 -5 tuổi
Nếu bạn có thói quen dùng một từ gọi vui ám chỉ bộ phận sinh dục thì hãy dùng nó khi nói với bé. Tạm lấy ví dụ, bạn gọi bộ phận của đàn ông là « con chim », của phụ nữ là « con bướm », cách gọi phổ biến nhất.
Ở độ tuổi này, trẻ đã ý thức được sự khác nhau về giới tính và bắt đầu quan tâm đến vai trò riêng của bố và mẹ trong việc tạo ra em bé. Đây là giai đoạn các bé gái và các bé trai bắt đầu chú ý và thích so sánh sự khác biệt về « chỗ ấy » của chúng với những trẻ khác. Đây cũng chính là độ tuổi trẻ thích chơi trò « làm bác sĩ », hay « làm bố mẹ ».
Có hai câu hỏi bé rất quan tâm, đó là : Em bé đã vào bụng mẹ như thế nào ?
Có trẻ tin rằng người ta tạo ra em bé khi hai người ôm hôn nhau, một số khác lại tin rằng em bé được sinh ra từ rốn. Vì vậy, đây chính là thời điểm cần giải thích sự thật cho trẻ. Lưu ý là không cần thiết phải đi vào chi tiết, tránh dùng những từ ngữ quá thô thiển, có thể gây sốc cho bé, điều trẻ cần là tìm hiểu về vai trò của bố và của mẹ trong quá trình tạo ra một em bé..
Trước đây có thể bạn đã bắt gặp ở đâu đó trong sách, người ta dùng từ « hạt giống » để gọi thay cho « noãn » của mẹ, và « tinh trùng » của bố, rồi cũng dùng từ này để chỉ sự hình thành bào thai, ví em bé ban đầu như một hạt giống. Sau đó, người ta lại bác bỏ cách dùng từ trên và cho rằng không nên dùng từ « hạt giống » nữa, bởi vì một số trẻ bỗng có tâm lý sợ hãi khi ăn và nuốt phải hạt, hột của quả và cho rằng mình sẽ có một cái cây lớn hoặc một em bé mọc ra trong bụng, điều khiến trẻ thêm khó hiểu với khái niệm « em bé được sinh ra như thế nào ».
Bằng cách nói đơn giản, bạn cho bé biết rằng để tạo ra em bé thì cần có « trứng », nằm ở cơ trong thể mẹ, và « tinh trùng » ở trong cơ thể của bố. Khi bố mẹ âu yếm nhau và « con chim » của bố đi gặp « cái bím » của mẹ thì « tinh trùng » của bố đã gặp « trứng » ở trong bụng mẹ, sau đó tạo ra một trứng được thụ thai, cái trứng đó chính là em bé.
Em bé ở lại trong một cái túi ấm áp ở trong bụng mẹ. Em bé lớn dần lên từng ngày và bắt đầu có cánh tay, chân, có mũi, có mắt, sau đó những ngón tay và khuôn mặt xinh xắn được hình thành, thậm chí cả tóc cũng mọc lên… Ở trong bụng, em bé cũng thích cựa quậy, đạp chân, tay, thỉnh thoảng còn nấc và mút tay nữa.
Sau rất nhiều ngày, tới 9 tháng tuổi, em bé đã quá lớn và cái túi trong bụng mẹ trở nên chật chội, đây chính là lúc em bé muốn được ra ngoài.Em bé ra khỏi túi với đầu ra trước, từ giữa hai đùi mẹ, ở đó có một lối ra được mở rộng để cho em bé có thể chui qua vừa. Mẹ cũng giúp em bé bằng cách dặn mạnh để đẩy em bé ra được dễ hơn.
Thế….Em bé ra khỏi bụng mẹ bằng cách nào ? Tại sao em bé to như vậy lại có thể ra khỏi bụng mẹ nhỉ?
Để tránh mô tả quá chi tiết về « chỗ ấy », mẹ có thể dùng một chiếc tất nhỏ, bỏ vào đó một củ khoai tây, hay quả táo, vừa khẽ đẩy quả táo ra dần khỏi chiếc tất, vừa giải thích cho bé hiểu rằng, cái lối mà bé có thể chui ra đó có khả năng co giãn như chiếc tất, nên dù em bé có lớn, nó vẫn giãn đủ để em bé qua vừa như thế này.
Ở tuổi này trẻ chưa phân biệt được sự khác nhau giữa tình yêu trai gái và quan hệ huyết thống, đôi khi chúng ta bắt gặp chúng nói những câu như : « Lớn lên con chỉ lấy mẹ thôi, con yêu mỗi mẹ thôi… " Đây cũng là lúc bố mẹ nên tranh thủ giải thích cho bé hiểu, là lớn lên, em bé không thể lấy bố, mẹ, anh, chị hay em của mình.
Liệu mình giải thích với bé như thế này có nhiều quá không, hay đã thỏa mãn tính tò mò của chúng chưa... Hay là ai lại nói như thế này, ngại chết…
Để cung cấp nhưng thông tin vừa đủ và phù hợp độ tuổi cho con, thì trước hết cha mẹ phải nắm được ở tuổi đó, trẻ con quan tâm đến điều gì, chúng muốn biết gì và khả năng hiểu của chúng đến đâu. Nếu như con bạn chưa bao giờ đặt câu hỏi hay tỏ ra quan tâm thì cũng không cần thiết phải ép con lắng nghe.
Đối với trẻ 2-3 tuổi
Bé Khoa hai tuổi rưỡi, có lần con xem ảnh cưới của bố mẹ, rồi thắc mắc : « Thế lúc ấy con ở đâu ? ». Mẹ bảo : « Lúc ấy chưa có con ! ». « Thế con ở đâu ? ».
« Bố mẹ chưa quyết định sinh ra con nên con chưa có trong bụng mẹ.
« Thế thì con ở đâu ? »…
Thế con đã ở đâu ?
Ở tuổi này, trẻ chưa quan tâm đến cấu tạo của các bộ phận trên cơ thể, nên cha mẹ không cần thiết phải giải thích cụ thể về mặt "kỹ thuật" em bé "vào bụng mẹ" như thế nào và "ra khỏi bụng mẹ" như thế nào.
Điều trẻ rất thắc mắc và cần được giải đáp ở tuổi này là : Trước đây con ở đâu?
Trẻ 2 - 3 tuổi thường thắc mắc là tại sao trước đây mình lại chưa từng tồn tại, chúng tò mò về cội nguồn của mình. Vì vậy điều quan trọng cần giải thích cho trẻ, là không phải bỗng nhiên bé có mặt, mà bé đã được tạo ra chỉ khi bố mẹ gặp và yêu thương nhau, một lúc nào đó, bố mẹ muốn có một em bé để yêu thương, và bố mẹ quyết định sinh ra con.
Hãy làm trẻ cảm thấy mình là « người hùng » trong câu chuyện tình yêu của bố mẹ. Kể cho bé nghe bố mẹ gặp nhau thế nào, yêu thương nhau ra sao. Bằng những lời lẽ thật đơn giản, phù hợp với khả năng hiểu của trẻ, bạn có thể kể cho bé về quá trình mang thai của mình, khi em bé lớn dần trong bụng mẹ như thế nào, chỉ không cần thiết đưa những chi tiết về việc mẹ sinh em bé.
Đối với trẻ 4 -5 tuổi
Nếu bạn có thói quen dùng một từ gọi vui ám chỉ bộ phận sinh dục thì hãy dùng nó khi nói với bé. Tạm lấy ví dụ, bạn gọi bộ phận của đàn ông là « con chim », của phụ nữ là « con bướm », cách gọi phổ biến nhất.
Ở độ tuổi này, trẻ đã ý thức được sự khác nhau về giới tính và bắt đầu quan tâm đến vai trò riêng của bố và mẹ trong việc tạo ra em bé. Đây là giai đoạn các bé gái và các bé trai bắt đầu chú ý và thích so sánh sự khác biệt về « chỗ ấy » của chúng với những trẻ khác. Đây cũng chính là độ tuổi trẻ thích chơi trò « làm bác sĩ », hay « làm bố mẹ ».
Có hai câu hỏi bé rất quan tâm, đó là : Em bé đã vào bụng mẹ như thế nào ?
Có trẻ tin rằng người ta tạo ra em bé khi hai người ôm hôn nhau, một số khác lại tin rằng em bé được sinh ra từ rốn. Vì vậy, đây chính là thời điểm cần giải thích sự thật cho trẻ. Lưu ý là không cần thiết phải đi vào chi tiết, tránh dùng những từ ngữ quá thô thiển, có thể gây sốc cho bé, điều trẻ cần là tìm hiểu về vai trò của bố và của mẹ trong quá trình tạo ra một em bé..
Trước đây có thể bạn đã bắt gặp ở đâu đó trong sách, người ta dùng từ « hạt giống » để gọi thay cho « noãn » của mẹ, và « tinh trùng » của bố, rồi cũng dùng từ này để chỉ sự hình thành bào thai, ví em bé ban đầu như một hạt giống. Sau đó, người ta lại bác bỏ cách dùng từ trên và cho rằng không nên dùng từ « hạt giống » nữa, bởi vì một số trẻ bỗng có tâm lý sợ hãi khi ăn và nuốt phải hạt, hột của quả và cho rằng mình sẽ có một cái cây lớn hoặc một em bé mọc ra trong bụng, điều khiến trẻ thêm khó hiểu với khái niệm « em bé được sinh ra như thế nào ».
Bằng cách nói đơn giản, bạn cho bé biết rằng để tạo ra em bé thì cần có « trứng », nằm ở cơ trong thể mẹ, và « tinh trùng » ở trong cơ thể của bố. Khi bố mẹ âu yếm nhau và « con chim » của bố đi gặp « cái bím » của mẹ thì « tinh trùng » của bố đã gặp « trứng » ở trong bụng mẹ, sau đó tạo ra một trứng được thụ thai, cái trứng đó chính là em bé.
Em bé ở lại trong một cái túi ấm áp ở trong bụng mẹ. Em bé lớn dần lên từng ngày và bắt đầu có cánh tay, chân, có mũi, có mắt, sau đó những ngón tay và khuôn mặt xinh xắn được hình thành, thậm chí cả tóc cũng mọc lên… Ở trong bụng, em bé cũng thích cựa quậy, đạp chân, tay, thỉnh thoảng còn nấc và mút tay nữa.
Sau rất nhiều ngày, tới 9 tháng tuổi, em bé đã quá lớn và cái túi trong bụng mẹ trở nên chật chội, đây chính là lúc em bé muốn được ra ngoài.Em bé ra khỏi túi với đầu ra trước, từ giữa hai đùi mẹ, ở đó có một lối ra được mở rộng để cho em bé có thể chui qua vừa. Mẹ cũng giúp em bé bằng cách dặn mạnh để đẩy em bé ra được dễ hơn.
Thế….Em bé ra khỏi bụng mẹ bằng cách nào ? Tại sao em bé to như vậy lại có thể ra khỏi bụng mẹ nhỉ?
Để tránh mô tả quá chi tiết về « chỗ ấy », mẹ có thể dùng một chiếc tất nhỏ, bỏ vào đó một củ khoai tây, hay quả táo, vừa khẽ đẩy quả táo ra dần khỏi chiếc tất, vừa giải thích cho bé hiểu rằng, cái lối mà bé có thể chui ra đó có khả năng co giãn như chiếc tất, nên dù em bé có lớn, nó vẫn giãn đủ để em bé qua vừa như thế này.
Chiếc tất thì nhỏ, mà quả táo thì to ???
Ở tuổi này trẻ chưa phân biệt được sự khác nhau giữa tình yêu trai gái và quan hệ huyết thống, đôi khi chúng ta bắt gặp chúng nói những câu như : « Lớn lên con chỉ lấy mẹ thôi, con yêu mỗi mẹ thôi… " Đây cũng là lúc bố mẹ nên tranh thủ giải thích cho bé hiểu, là lớn lên, em bé không thể lấy bố, mẹ, anh, chị hay em của mình.
Theo Blog VuonHuongVi