Làm sao biết bé đang sợ hãi?

,
Chia sẻ

Đối với những bé chưa biết nói, làm thế nào nhận biết bé đang sợ hãi và tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục?

Trong một cuộc khảo sát xem các bé sợ hãi điều gì, kết quả thu được là:

Dấu hiệu

- Mặt bé chuyển sang đỏ tía, hai bàn tay bé nắm chặt.

- Chân bé co lên ngực, người bé khẽ gập lại.

- Bé quấy khóc.

- Bé có phản ứng bị đau khi bạn chạm tay vào bụng bé.

Nguyên nhân

- Bé bị đầy hơi do nuốt quá nhiều không khí khi bú.

- Bé bị dị ứng với sữa bình.

- Do bé bú quá no hoặc bé quá đói.

- Bé bị quấn tã quá chặt.

- Người mẹ sử dụng nhiều thức ăn gây dị ứng nên bé bú sữa mẹ cũng bị dị ứng theo.

- Ngoài ra, có thể do bé bị viêm ruột, viêm phổi, gãy xương sườn, viêm cơ thành bụng, thoát vị bẹn…

- Một số trường hợp bác sĩ không xác định được chính xác nguyên nhân.
 
Giúp bé dịu cơn đau

- Xoa nhẹ bụng bé theo chiều kim đồng hồ.

- Bạn có thể tắm cho bé bằng nước ấm rồi cuốn bé trong chăn ấm, mềm mại để bé dễ chịu.

- Bế bé, đung đưa nhẹ cũng khiến cơn đau của bé đỡ hơn.

- Bạn nên chú ý đến tư thế bú cho bé để tránh việc miệng bé không ngậm chặt đầu vú (với bé bú mẹ) hoặc bình sữa (với bé bú bình), giảm thiểu tình trạng đầy hơi. Thi thoảng, bé đi tiêu hoặc xì được hơi ra (trung tiện) thì cơn đau bụng cũng hết.

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám

- Da và niêm mạc bé có biểu hiện tái nhợt.

- Bé bị nôn trớ liên tục.

- Bé bị sốt.

Điều trị

Bác sĩ có thể cho bé sử dụng men đường ruột vi sinh để cân bằng vi khuẩn gây rối loạn đường ruột. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho bé, nếu không, triệu chứng đau bụng của bé càng trầm trọng hơn.

Bé bị lồng ruột

Đau bụng vì lồng ruột thường xảy ra với bé từ 4 đến 9 tháng tuổi.


Dấu hiệu

- Bé bỏ bú, da tím tái. Bé có thể nôn trớ ra dịch nhầy màu xanh, màu vàng. Sau khi nôn, bé rất mệt, thường li bì, vật vã, thở khò khè… Bé có thể đi tiêu ra máu.

- Bé không quan tâm đến xung quanh, thường có triệu chứng khóc thét từng cơn.

- Khi cơn đau trở nên dữ dội, bé sẽ ưỡn người hoặc co hai chân về phía trước. Bé bị đau bụng theo từng cơn, mỗi cơn kéo dài khoảng 15-20 phút.

Nguyên nhân

- Bé bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc bé bị tiêu chảy...

Xử trí

Nếu phát hiện ra bé có những dấu hiệu trên, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang, siêu âm để chẩn đoán chính xác và tìm ra cách điều trị thích hợp cho bé.

Lưu ý: Lồng ruột là chứng đau bụng có thể gây nguy hiểm cho bé. Nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng hội chứng này với các chứng đau bụng thông thường khác ở bé nên thường đưa bé đi khám muộn.
Theo CNMS

Chia sẻ