Chuẩn bị tâm lý cho con khi có em bé mới

Phương Thảo,
Chia sẻ

(aFamily.vn) - Bạn có thể băn khoăn liệu bé lớn sẽ phản ứng thế nào khi có em trai hoặc em gái? Dưới đây là một vài lời khuyên của chuyên gia để chuẩn bị tâm lý cho con khi có em bé.

1. Thời gian báo tin

Không có một câu trả lời phù hợp cho câu hỏi này mà nó phụ thuộc nhiều vào độ tuổi và sự trưởng thành của bé lớn nhà bạn. Trẻ em có một ý tưởng rất trừu tượng về thời gian và nếu bạn nói với bé sớm quá, bé sẽ không thể nhận thấy được. Ngoài ra trẻ nhỏ rất khó giữ được bí mật, bạn sẽ khó có thể giữ kín được thông tin trước khi bạn sẵn sàng chia sẻ với mọi người. Trẻ tuy còn bé nhưng cũng rất sâu sắc và việc không biết những gì đang xảy ra với mẹ có thể làm trẻ lo lắng.

Vì vậy khi bạn thông báo cho em bé của mình thì cũng nên chắc chắn tin tức cũng đã được chia sẻ với mọi người khác.

2. Thông báo như thế nào?

Khi thông báo cho trẻ hãy nói thật ngắn gọn và ngọt ngào với bé. Bạn có thể nói đại loại như bố mẹ đã quyết định có thêm một em bé nữa và bụng của mẹ sẽ lớn dần cho đến khi em bé được sinh ra.

Một số trẻ có tính tò mò thì muốn biết nhiều hơn và các trẻ lớn thì thường luôn muốn biết nhiều. Câu hỏi đáng sợ nhất mà nhiều phụ huynh phải đối mặt là làm thế nào mà em bé lại ở được trong đó. Nhiều em bé phân vân rằng có phải mẹ nuốt phải cái gì đó.

Chuẩn bị tâm lý cho con khi có em bé mới 1

3. Giúp trẻ tìm hiểu về em bé

Nếu em bé lớn nhà bạn không có nhiều trải nghiệm với các em bé ít tuổi hơn hãy giới thiệu bé những em bé ít tuổi hơn của bạn bè mình, lý tưởng nhất là em ruột của một trẻ khác để bé có những cảm giác mình mong muốn gì từ một em bé.

Bạn có thể giúp bé làm quen vai trò của anh/chị bằng cách cho bé chơi đồ chơi với một em búp bê hoặc thú nhồi bông. Chơi cũng là cách để bé học tập thể hiện cảm xúc và bạn cũng nên chơi cùng bé, giám sát và nói cho bé những điều cần thiết nếu đó là một em bé thật.

4. Hãy nói với con rằng "Con cũng đã từng là một em bé"

Đối với những trẻ có ít trải nghiệm với trẻ sơ sinh thì những biểu hiện của trẻ sơ sinh có thể làm bé sợ. Bạn hãy giúp con chuẩn bị tinh thần bằng các giải thích như "Đây là những gì em bé làm: em khóc rất nhiều, ngủ rất nhiều, ăn cũng nhiều. Công việc của bố và mẹ là phải tìm ra lý do tại sao em khóc, có thể là em bị khó chịu hoặc em đói...".

Để giúp con bạn có những mối liên hệ với em bé mới sinh của mình bạn có thể cho bé xem lại những bức ảnh hồi bé của chính mình, kể lại những câu chuyện khi bé vẫn còn là một em bé bé xíu để bé có những hồi tưởng.

5. Luôn đảm bảo bé được quan tâm

Đối với một số trẻ em thì việc có một em bé mới đồng nghĩa với việc bản thân bị đe dọa nhiều hơn là thấy thú vị. Sự xuất hiện của em bé mới làm bé cảm thấy mình mất đi vị trí trong gia đình. Chính vì thế các bậc cha mẹ nên trấn an các bé, làm cho bé thấy mình vẫn luôn rất đặc biệt và được yêu thương.

Bạn hãy nói chuyện nhiều với bé về vai trò của một người anh trai, một người chị và hãy nói rằng em trai/ em gái của con thay vì nói rằng em bé mới của mẹ. Trong mọi việc bạn làm hãy luôn đặt trong hoàn cảnh suy nghĩ của bé lớn của mình.

Bạn hãy nhớ rằng những tâm lý này của các bé là hoàn toàn bình thường vì ngay cả chính bạn cũng có những cảm xúc lẫn lộn đó. Điều quan trọng là bạn cần phải biết quan sát, điều chỉnh, chuẩn bị tâm lý cho bé sao cho tốt nhất.



Nội chiến khi nhà có thêm em bé.
Chuẩn bị tâm lý cho con khi có em bé mới 2
Chia sẻ