Lá thư đầy trăn trở của một người mẹ gửi cô giáo lớp 1 của con
Con gái tôi năm nay vào lớp 1, được xếp vào lớp của cô. Tôi rất vui mừng vì con tôi được học với cô. Cháu được cô giáo dạy tập viết, tập đọc những chữ, những câu đầu tiên trong đời, là một cái duyên.
Thưa cô,
Là người có nhiều năm đứng lớp, có lẽ việc nhận lớp mới với cô khá nhẹ nhàng. Nhưng với gia đình tôi, việc con vào học lớp 1 là nỗi lo lớn. Để chuẩn bị cho con, gia đình chúng tôi cũng như nhiều bậc cha mẹ khác là dặn dò con những việc cần thiết, như phải nghe lời cô giáo, phải tập trung ăn trong bữa ăn trưa ở trường, phải tự mặc quần áo, biết đi vệ sinh đúng nơi… Chúng tôi cũng dạy sơ cho con biết mặt chữ, biết viết được những chữ đơn giản, nhất là viết tên của mình, biết đọc những câu ngắn…
Chúng tôi luôn nhắc con những yêu cầu khác như không ra khỏi trường, dù có ai dụ dỗ, cho quà bánh nếu đến giờ tan trường mà ba mẹ chưa đến đón; nhắc con nhớ số điện thoại của ba mẹ để có khi cần thì nhờ người lớn gọi; nhắc con địa chỉ nhà để có thể điền vào sổ theo dõi của cô giáo…
Chúng tôi hoàn thành các nghĩa vụ với nhà trường, như đóng bảo hiểm, mua đồng phục, sách giáo khoa, bao sách vở và ghi nhãn cho con, đóng đủ các khoản phí… Nói chung, trong hiểu biết và kinh nghiệm có được, chúng tôi cố gắng chuẩn bị tốt nhất để con có thể vào năm học đầu tiên ở bậc tiểu học một cách thuận lợi nhất.
Tuy nhiên, chắc hẳn là con tôi có nhiều bỡ ngỡ sau khi chuyển từ lớp mẫu giáo sang lớp 1, không chỉ trường mới, cô mới, bạn mới mà còn những nếp sinh hoạt và nội quy mới. Tôi đã trông thấy những đứa trẻ níu tay cha mẹ và òa khóc khi được dắt vào lớp, nên tôi mong cô quan tâm những biểu hiện tình cảm, cảm xúc của các cháu, cố gắng động viên, dỗ dành, an ủi các cháu, thay vì quát nạt, dọa dẫm.
Mong cô tận tình, từ tốn và chậm rãi chỉ cho các cháu nội quy mới, nền nếp mới và đừng chê bai, trách mắng hay mỉa mai các cháu khi có cháu nào lỡ quên nội quy, nền nếp đó. Mong cô dặn dò kỹ càng, nhắc lại nhiều lần, giải thích rõ ràng với các cháu, khi muốn nhắn với gia đình thông qua các cháu, bởi nhiều cháu bé như con tôi hay “nghe trước quên sau”, hoặc đã nghe, nhớ nhưng không hiểu nên không thể lặp đúng ý của cô muốn nói với gia đình…
Ảnh minh họa.
Thưa cô,
Có thể có cháu đã học rồi nên tiếp thu nhanh hoặc chỉ ôn lại, nhưng cũng có cháu chưa được học, thành ra có vẻ như “chậm” hơn các cháu khác. Mong cô cố gắng rèn cho các cháu phát âm đúng từng tiếng, từng vần và viết nắn nót từng chữ để các cháu có được nền tảng đầu tiên nói và viết đúng tiếng Việt. Mong cô đừng trách phạt nếu có cháu nào phát âm sai hay viết sai, cũng đừng chê cháu nào tiếp thu chậm, bởi có thể cháu đó không nhạy bén với ngôn ngữ nhưng sau này cháu có thể rất giỏi về kỹ thuật, thì mỗi tiếng chê, dù nhẹ nhàng, cũng có thể để lại một vết thương, trong lòng của trẻ…
Mong cô nhín ít thời gian quan sát giờ ăn bán trú của trẻ để xem các cháu ăn có ngon miệng không, có thích thú với bữa ăn ở trường không, có ăn no không hoặc liệu có cháu nào ăn chậm, bị dị ứng hay ăn trong cảm giác sợ hãi… Cô cũng xem giúp các cháu ăn xong có biết dẹp tô chén không, có biết xếp lại ghế không, có biết cảm ơn bảo mẫu không, có trò chuyện với bạn về bữa ăn không… để động viên những biểu hiện tích cực, kịp thời nhắc nhở các biểu hiện chưa tốt, để hiểu thêm tâm tính, thói quen của từng trẻ.
Mong cô bất chợt quan sát giờ ngủ trưa tại lớp của trẻ để xem trẻ có dễ ngủ không, có bị nóng hay lạnh, có bị muỗi đốt, trẻ nào ngủ cần phải có gối ôm, trẻ nào ngủ phải có chăn đắp… Có khi một cái vén chăn, sửa lại tư thế nằm của cô mà trẻ bất ngờ nhìn thấy có thể để lại một ấn tượng, một tình cảm sâu đậm khó phai. Và, cô vui lòng xem các cháu uống nước ở trường như thế nào, đi vệ sinh ra sao, giờ ra chơi các cháu làm gì, chơi với bạn nào, cháu nào hay rụt rè hoặc hiếu động.
Mong cô xem xét và báo lại với phụ huynh chúng tôi những điều cô thấy hoặc cô cho là cần thiết, bởi điều này có thể giúp gia đình điều chỉnh cách quan tâm trẻ và hợp tác với nhà trường để dạy trẻ hợp lý hơn.
Thưa cô,
Tôi thấy ai đó thiệt là hay đã nghĩ ra câu “Cô giáo như mẹ hiền”. Với con tôi đang học lớp 1, một cô giáo như mẹ hiền thì còn gì hạnh phúc và tuyệt vời hơn cho cháu! Tôi tin là trong lòng cô đã có sẵn một người mẹ hiền, và tôi cũng tin cô luôn cảm thấy hạnh phúc khi thể hiện điều đó. Đó thật sự là niềm hạnh phúc của con tôi, của tất cả các học sinh của cô và cha mẹ các cháu.
Là người có nhiều năm đứng lớp, có lẽ việc nhận lớp mới với cô khá nhẹ nhàng. Nhưng với gia đình tôi, việc con vào học lớp 1 là nỗi lo lớn. Để chuẩn bị cho con, gia đình chúng tôi cũng như nhiều bậc cha mẹ khác là dặn dò con những việc cần thiết, như phải nghe lời cô giáo, phải tập trung ăn trong bữa ăn trưa ở trường, phải tự mặc quần áo, biết đi vệ sinh đúng nơi… Chúng tôi cũng dạy sơ cho con biết mặt chữ, biết viết được những chữ đơn giản, nhất là viết tên của mình, biết đọc những câu ngắn…
Chúng tôi luôn nhắc con những yêu cầu khác như không ra khỏi trường, dù có ai dụ dỗ, cho quà bánh nếu đến giờ tan trường mà ba mẹ chưa đến đón; nhắc con nhớ số điện thoại của ba mẹ để có khi cần thì nhờ người lớn gọi; nhắc con địa chỉ nhà để có thể điền vào sổ theo dõi của cô giáo…
Chúng tôi hoàn thành các nghĩa vụ với nhà trường, như đóng bảo hiểm, mua đồng phục, sách giáo khoa, bao sách vở và ghi nhãn cho con, đóng đủ các khoản phí… Nói chung, trong hiểu biết và kinh nghiệm có được, chúng tôi cố gắng chuẩn bị tốt nhất để con có thể vào năm học đầu tiên ở bậc tiểu học một cách thuận lợi nhất.
Tuy nhiên, chắc hẳn là con tôi có nhiều bỡ ngỡ sau khi chuyển từ lớp mẫu giáo sang lớp 1, không chỉ trường mới, cô mới, bạn mới mà còn những nếp sinh hoạt và nội quy mới. Tôi đã trông thấy những đứa trẻ níu tay cha mẹ và òa khóc khi được dắt vào lớp, nên tôi mong cô quan tâm những biểu hiện tình cảm, cảm xúc của các cháu, cố gắng động viên, dỗ dành, an ủi các cháu, thay vì quát nạt, dọa dẫm.
Mong cô tận tình, từ tốn và chậm rãi chỉ cho các cháu nội quy mới, nền nếp mới và đừng chê bai, trách mắng hay mỉa mai các cháu khi có cháu nào lỡ quên nội quy, nền nếp đó. Mong cô dặn dò kỹ càng, nhắc lại nhiều lần, giải thích rõ ràng với các cháu, khi muốn nhắn với gia đình thông qua các cháu, bởi nhiều cháu bé như con tôi hay “nghe trước quên sau”, hoặc đã nghe, nhớ nhưng không hiểu nên không thể lặp đúng ý của cô muốn nói với gia đình…
Ảnh minh họa.
Có thể có cháu đã học rồi nên tiếp thu nhanh hoặc chỉ ôn lại, nhưng cũng có cháu chưa được học, thành ra có vẻ như “chậm” hơn các cháu khác. Mong cô cố gắng rèn cho các cháu phát âm đúng từng tiếng, từng vần và viết nắn nót từng chữ để các cháu có được nền tảng đầu tiên nói và viết đúng tiếng Việt. Mong cô đừng trách phạt nếu có cháu nào phát âm sai hay viết sai, cũng đừng chê cháu nào tiếp thu chậm, bởi có thể cháu đó không nhạy bén với ngôn ngữ nhưng sau này cháu có thể rất giỏi về kỹ thuật, thì mỗi tiếng chê, dù nhẹ nhàng, cũng có thể để lại một vết thương, trong lòng của trẻ…
Mong cô nhín ít thời gian quan sát giờ ăn bán trú của trẻ để xem các cháu ăn có ngon miệng không, có thích thú với bữa ăn ở trường không, có ăn no không hoặc liệu có cháu nào ăn chậm, bị dị ứng hay ăn trong cảm giác sợ hãi… Cô cũng xem giúp các cháu ăn xong có biết dẹp tô chén không, có biết xếp lại ghế không, có biết cảm ơn bảo mẫu không, có trò chuyện với bạn về bữa ăn không… để động viên những biểu hiện tích cực, kịp thời nhắc nhở các biểu hiện chưa tốt, để hiểu thêm tâm tính, thói quen của từng trẻ.
Mong cô bất chợt quan sát giờ ngủ trưa tại lớp của trẻ để xem trẻ có dễ ngủ không, có bị nóng hay lạnh, có bị muỗi đốt, trẻ nào ngủ cần phải có gối ôm, trẻ nào ngủ phải có chăn đắp… Có khi một cái vén chăn, sửa lại tư thế nằm của cô mà trẻ bất ngờ nhìn thấy có thể để lại một ấn tượng, một tình cảm sâu đậm khó phai. Và, cô vui lòng xem các cháu uống nước ở trường như thế nào, đi vệ sinh ra sao, giờ ra chơi các cháu làm gì, chơi với bạn nào, cháu nào hay rụt rè hoặc hiếu động.
Mong cô xem xét và báo lại với phụ huynh chúng tôi những điều cô thấy hoặc cô cho là cần thiết, bởi điều này có thể giúp gia đình điều chỉnh cách quan tâm trẻ và hợp tác với nhà trường để dạy trẻ hợp lý hơn.
Thưa cô,
Tôi thấy ai đó thiệt là hay đã nghĩ ra câu “Cô giáo như mẹ hiền”. Với con tôi đang học lớp 1, một cô giáo như mẹ hiền thì còn gì hạnh phúc và tuyệt vời hơn cho cháu! Tôi tin là trong lòng cô đã có sẵn một người mẹ hiền, và tôi cũng tin cô luôn cảm thấy hạnh phúc khi thể hiện điều đó. Đó thật sự là niềm hạnh phúc của con tôi, của tất cả các học sinh của cô và cha mẹ các cháu.