Kích thích hứng thú học tập của trẻ

,
Chia sẻ

Khi trẻ làm tốt, bạn không nên tiếc lời khen ngợi, nhưng khi không tốt, bạn cũng nên khích lệ bé, chứ không nên vì một lần thất bại mà phá vỡ hứng thú học hành của con.

Trẻ không muốn học luôn là một vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ phiền lòng, và đây cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ không có kết quả tốt trong học tập. Ham học và thích học chính là nguồn động lực để học tập có kết quả, đặc biệt là đối với những bé ở bậc tiểu học. Chỉ sau khi muốn học, trẻ mới có thể học một cách chủ động và hiệu quả. Vậy làm thế nào để làm cháy lên niềm ham học hỏi ở trẻ? Các chuyên gia cho biết bạn nên thực hiện theo những bước sau:

1. Chỉ dẫn và khơi dậy niềm ham học hỏi của trẻ từ nhỏ

Đầu tiên, bạn cần chỉ dẫn và khơi dậy niềm ham học hỏi cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ từ 3-5 tuổi thường xuyên hỏi những câu như “Tại sao?”, “Đây là cái gì?”..., khi đứng trước hàng trăm câu hỏi của trẻ, bạn không nên to tiếng, bực mình hay mất kiên nhẫn. Thực tế, những câu hỏi này là bằng chứng cho sự ham học hỏi điều mới của trẻ, vì thế khi đứng trước những câu hỏi này, bạn nên kiên nhẫn giải thích cho trẻ bằng những ngôn từ dễ hiểu. Nếu trẻ không có câu hỏi gì, bạn nên chủ động dạy trẻ về những điều đó, không nên cho rằng bé còn quá nhỏ, nghe không hiểu. Não trẻ hoạt động rất linh hoạt, vì thế bạn không nên coi nhẹ sự giáo dục ngay từ khi còn nhỏ. Tốt nhất bạn nên dẫn bé đến các viện bảo tàng, như thế có thể làm khơi dậy sự hiếu kì và ham học hỏi ở bé.
 
2. Dạy cho trẻ hiểu học tập là nghĩa vụ mà trẻ nên làm

Hiện nay, rất nhiều trường mở rộng chương trình học tập, và có nhiều môn học dường như không cần thiết, nhưng bạn cần nêu một tấm gương cho bé, để bé hiểu rằng học tập là một nghĩa vụ của tất cả mọi người, chỉ cho trẻ hiểu rằng việc học tập bây giờ có liên quan đến tương lai sau này. Bạn cũng có thể kể cho trẻ nghe về những kinh nghiệm của bản thân, như thế trẻ sẽ học một cách tự nguyện và ham thích hơn.

3. Cổ vũ, khích lệ trẻ

Có bậc cha mẹ thích cho con học vẽ, nhưng khi bé khoe một bức tranh thì lại có thái độ hờ hững, như vậy sẽ gây ảnh hưởng rất tiêu cực đối với trẻ, bởi thái độ của cha mẹ rất quan trọng trong mắt trẻ, nếu không để ý tới điểm này, bạn sẽ tình cờ dập tắt sự ham học hỏi của bé. Khi trẻ làm tốt, bạn nên khen ngợi, nhưng khi không tốt, bạn cũng nên nhìn thấy tính sáng tạo của bé. Nên thường xuyên khích lệ bé, chứ không nên vì một lần thất bại mà phá vỡ hứng thú học hành của bé.

4. Giúp trẻ loại bỏ những gánh nặng về tư tưởng

Trước khi đến tuổi đi học, bạn bỏ mặc và không nuôi dưỡng sự hứng thú đối với học tập của bé. Khi bé đến tuổi đi học rồi, bạn thay đổi hẳn thái độ, cả ngày chỉ bắt bé học. Thử nghĩ xem với một áp lực như vậy, liệu bé có thể thích học được hay không? Nếu bạn tạo nên một gánh nặng như vậy, trẻ sẽ dần ghét học, cho rằng học là để cho bố mẹ. Vì thế, cha mẹ nên chú ý dành cho trẻ một sự tự do nhất định, tạo nên một môi trường thoải mái và hứng thú học tập cho trẻ.

5. Giúp trẻ nắm được những phương pháp học hiệu quả và khoa học

Có những bé vì học quá vất vả mà dần trở nên không thích học. Bạn nên kiên trì giúp trẻ tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ khó học, và dạy trẻ những phương pháp khắc phục một cách khoa học và hiệu quả.

6. Sắp xếp phù hợp thời gian học và chơi của trẻ

Nếu bạn bắt trẻ đi học trong lúc bé đang thích thú đọc một quyển truyện hoặc xem một chương trình tivi, trẻ sẽ không vui thậm chí có thái độ phản kháng, học sẽ không hiệu quả. Do đó, bạn nên điều chỉnh thời gian của bé một chút, nên đợi bé xem xong chương trình tivi rối nhắc nhở bé đi học. Bạn cũng có thể tìm hiểu trước chương trình yêu thích của bé, và dành thời gian trước đó là thời gian học tập cho bé. Như thế, bé không những sẽ vui thích học tập mà còn học được nhiều hơn và có hiệu quả hơn.

Hương Liên
Theo Sina

 

Chia sẻ