Kỉ luật với bé một tuổi

,
Chia sẻ

Sự khác biệt giữa một em bé sơ sinh với một em bé 11 tháng tuổi quá lớn. Em bé 11 tháng tuổi độc lập và hiểu một số từ, mặc dù bị giới hạn.

Các em bé chưa hiểu được đúng và sai, và chưa biết cân nhắc về hành vi của bé. Với các em bé dưới 1 tuổi, em bé không thể ‘hư' được. Bởi vì bé chưa biết đòi hỏi mà chỉ đơn giản là bé mới biết làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của mình.

Vì sao phải bàn vấn đề kỷ luật với bé dưới 1 tuổi:

Thứ nhất: Các em bé cần có một số giới hạn: Nếu em bé thất vọng, em bé thể ngồi vào trong một chiếc ghế xe hơi. Đó là kinh nghiệm đầu tiên về kỷ luật của bé.

Thứ hai: tình thương và sự tin cậy của hai mẹ con bắt đầu ngay trong giai đoạn này, và bạn sẽ hiểu được các tính cũng như nhu cầu của trẻ. Những kiến thức đó sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được các phương pháp kỷ luật tích cực trong tương lai.
Các hành vi điển hình của trẻ dưới 1 tuổi

Khóc. Khóc không phải là hành vi sai - mà đối với trẻ dưới 1 tuổi, khóc chính là công cụ để trẻ giao tiếp. Nhưng bạn thật sự bối rối, khó xử khi bé khóc. Các em bé sơ sinh thường khóc nhiều hơn cha mẹ mong đợi. Và mặc dù không phải lúc nào bạn cũng tìm được nguyên nhân khiến bé khóc, nhưng mọi sự nỗ lực của bạn sẽ được trả công xứng đáng. Các em bé được cha mẹ chăm sóc và vỗ về khi bé khóc sẽ ít khóc hơn so với các bé khác khi bé lớn hơn.

Tham gia vào mọi thứ khi em bé bắt đầu biết bò. Bé khám phá bất kỳ thứ gì và mọi thứ trong tầm ngắm. Các em bé học hỏi bằng cách sờ, nếm, di chuyển. Khi bạn đặt một thứ gì đó trong tầm tay bé, bất kể đó là thứ gì, bé sẽ sớm lại gần và tìm hiểu.
Kỷ luật đối với các bé dưới 1 tuổi

Kiểm soát môi trường. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng kể từ khi bé biết bò cho tới suốt những năm bé chập chững. Ngoài việc lắp đặt các thiết bị an toàn trong gia đình, đảm bảo ngôi nhà của bạn an toàn để bé thám hiểm, bạn còn cần dự đoán trước được nhu cầu của bé khi bé muốn ăn, muốn ngủ,...

Giám sát/ngăn cản. Các em bé sơ sinh thường gặm tay bạn có thể sẽ trở thành một em bé quen sử dụng răng của mình. Bé không biết rằng răng của bé làm bạn đau. Và thậm chí em bé cũng chưa khiến bạn bị đau, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn để em bé có thể gặm tay bạn thoải mái bởi vì có thể bé dễ hình thành thói quen cắn mọi người. Do đó, bạn nên rụt tay lại hoặc lấy ti ra khỏi miệng khi bé cắn. Dần dần, bé sẽ sớm hiểu việc gì bé được làm, còn việc gì thì không.

Đánh lạc hướng. Các em bé dưới 1 tuổi dễ bị đánh lạc hướng. Do đó, bạn có thể đánh lạc hướng bé bằng một hoạt động hoặc một đồ vật mà bé không được phép lại gần rất dễ dàng bằng cách thay thể bởi một hoạt động hoặc một đồ vật khác.

Mong đợi thực tế. Các em bé không thể cư xử dễ chịu khi chúng buồn ngủ hoặc không thể kiểm soát được các cảm xúc của bé. Bé cư xử theo phản xạ tự nhiên.
Tiếp cận nhẹ nhàng. Các em bé dễ bị tổn thương nên bạn cần bế em bé nhẹ nhàng và nói chuyện với bé ân cần. Thách thức của bạn khi bé dưới 1 tuổi: Đáp ứng các nhu cầu của bé mà không kiệt sức. Đôi khi nhu cầu của bé và nhu cầu của cha mẹ xung đột. Trong trường hợp đó, bạn thường đáp ứng nhu cầu của em bé trước, còn các em bé cần cha mẹ đáp ứng hiệu quả. Do đó, bạn có thể không bế em bé nhiều như em bé muốn được vì bạn đau lưng và cần được nghỉ chơi. Những thất vọng nho nhỏ của bé sẽ bắt đầu dạy bé rằng "Không phải lúc nào bé cũng nhận được những gì mà bé muốn, bé chỉ có thể nhận được những thứ bé cần". 
 
Theo Làm cha mẹ 
Chia sẻ