Không cai sữa đúng cách, con lớn lên sẽ hung dữ

,
Chia sẻ

Các mẹ chọn cách nào để cai sữa cho con? Bôi dầu gió vào đầu ti? Quát mắng? Lừ mắt? E rằng tất cả những cách này đều ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý con trẻ.

Rời vú mẹ, chấn thương thứ hai sau khi chào đời

Đương nhiên trẻ nào cũng phải cai sữa và mặc dù còn “vật vã” hơn cả cai thuốc, sớm muộn rồi cũng phải cai. Các mẹ thì thở phào nhẹ nhõm vì rồi cuối cùng, dù phải hơi “bạo lực”, các cậu ấm cô chiêu cũng rời được vú mẹ.

Phải đến lần thứ 5 mình mới cai sữa cho thằng bé được. Mình phải trốn biệt lên nhà bà ngoại ở 2 tuần, lúc về nhà cũng phải chú ý không để cu cậu ngửi thấy mùi sữa. Nó nhạy sữa kinh khủng!”, chị Dịu, một bà mẹ trẻ 23 tuổi cho biết.

Mình thì tận lúc đi học lớp 1 vẫn còn ngậm ti mẹ”, anh Phong, một kĩ sư điện nói.

Dù quá trình có gian nan thế nào đi chăng nữa thì con mình cuối cùng cũng phải cai được sữa!

Các bà mẹ thường nói vậy? Nhưng e rằng không phải vậy. Có thể rằng con bạn chỉ cai được vì một sự lãng quên nhất thời thôi. Sự ức chế đó sẽ nằm trong vô thức của bé và ảnh hưởng đến chúng sau này, nhất là khi quá trình cai sữa khiến bé tổn thương.

Các nhà tâm lý cho rằng cai sữa là một bước ngoặt rất quan trọng với trẻ. Ra khỏi bụng mẹ được coi là cú chấn thương đầu đời của bé: “Đang ở trong một vũng nước êm đềm 37o, trẻ bị lôi ra môi trường khắc nghiệt bên ngoài”, PGS. TS Đỗ Lai Thúy cho biết.

Vú mẹ là điều an ủi lớn nhất với trẻ. Đó vừa là nguồn thức ăn, vừa là nơi bảo vệ chúng khỏi bao phiền lụy của cuộc sống “trần tục”. Lạnh ư? Bé sẽ rúc vào tí mẹ? Sợ ư? Tí mẹ sẽ là nơi an toàn nhất!

Nên khi buộc phải rời xa vú mẹ, đó sẽ là một mất mát vô cùng lớn lao với bé. Dù bản thân bé không nhận thức đầy đủ điều đó nhưng sự mất mát đó sẽ nằm trong vô thức của trẻ và chi phối tính cách của chúng sau này.

Cương quyết nhưng không bạo lực

Theo PGS.TS tâm lý học Văn Thị Kim Cúc, phản ứng của trẻ khi cắn vào đầu ti mẹ không chỉ đơn thuần là do bé ngứa răng như các mẹ vẫn tưởng. “Đó là một trong những phản ứng hung tính đầu tiên mà trẻ tạo ra khi dòng sữa của mẹ không tốt hoặc mẹ không dịu dàng với chúng. Và điều này sẽ quy định rất nhiều đến tính cách trẻ sau này. Nếu dòng sữa của mẹ tốt và mẹ biết cách khiến trẻ hài lòng vừa đủ, trẻ sẽ không hung hãn như khi sữa mẹ không đều và mẹ thường gắt gỏng
 
\
Đừng khiến bé phải quá đau lòng với cú sốc mất đi nguồn thức
ăn ngon lành nhất.

Vậy phải làm thế nào đây, để sự mất mát đầu đời này không để lại hậu quả sau này? Các chuyên gia tâm lý cho rằng khi cai sữa cho con, mẹ quá nóng nảy, bôi dầu gió vào đầu ti, quát mắng con hay thậm chí đánh trẻ là điều cực kỳ nguy hiểm. Trẻ rất có thể bị ức chế và trở nên hung hăng hoặc trở nên vô cùng sợ hãi. Ai mà không sợ hãi khi bị cướp đi nguồn thức ăn dồi dào và thơm mát nhường ấy?

Tuy nhiên, mẹ quá dịu dàng, không cương quyết khi cai sữa cũng khiến trẻ khó vượt qua thời kỳ này và khi lớn lên, khó có thể trưởng thành thực sự, sau này, chúng có thể không đủ mạnh mẽ trong cuộc sống và sống dựa dập vào người khác.

Các nhà dinh dưỡng khuyên bạn điều gì? Còn với các nhà tâm lý thì mong rằng khi cai sữa cho con, bạn hãy cương quyết nhưng đừng bao giờ quá bạo lực.

Kim Sen

Chia sẻ