Hội chứng cạnh tranh
Những cuộc ganh đua, cạnh tranh của các bà mẹ xuất phát từ mong muốn con mình bằng bạn bằng bè. Thế nhưng, không phải lúc nào chúng cũng có kết quả tốt đẹp như ý muốn.
|
Mẩu chuyện vui trên phần nào nói lên được “hội chứng cạnh tranh” giữa các bà mẹ. Những buổi trò chuyện là lúc các bà mẹ trao đổi thông tin nuôi dạy con. Song không ít người lợi dụng cơ hội đó để so sánh con mình với con người khác
Hai bà mẹ Xuân Thuỷ và Minh Uyên cùng cho con gái học múa ở nhà văn hóa thiếu nhi, Q1, TP. Hồ Chí Minh. Biết con chị Uyên có tham gia câu lạc bộ người mẫu nhí và đã xuất hiện trong nhiều chương trình thời trang. Chị Thuỷ cũng muốn con mình được như vậy.
Chỉ sau một thời gian ngắn, bé My con chị ngày càng tỏ rõ sự thua kém bạn bè. Bé không thích làm người mẫu và thường lộ rõ vẻ chán nản khi bị giáo viên quở trách.
Lời khuyên: Lẽ ra mẹ bé My nên tìm hiểu sở thích của con trước. Mỗi trẻ có những sở thích và năng khiếu khác nhau. Ép buộc con học môn không phù hợp sẽ làm thui chột sở trường của bé.
Câu chuyện 2
Chị Thu Nguyệt nhất định phải mua bằng được món đồ chơi xếp hình giống của bé An, con bạn mình, cho bé Tí
“Thằng Tí mới 20 tháng nhưng khôn lắm. Tớ cũng mua một bộ”, chị bảo vệ quyết định của mình.
Tối đó, may mà chị phát hiện kịp thời và lấy đi dị vật từ trong mũi thằng bé ra. Nếu không, chẳng biết cục nhựa nhỏ xíu trong bộ đồ chơi sẽ gây ra tai họa gì.
Lời khuyên: Đồ chơi phải thích hợp với từng độ tuổi. Một số loại đồ chơi có nhiều chi tiết nhỏ, chỉ thích hợp với trẻ ở một độ tuổi nhất định.
Câu chuyện 3
Từ hai người hàng xóm thân thiết, chị Minh Hằng và chị Thiện Nguyên trở thành kẻ thù của nhau lúc nào không hay. Chị Nguyên không thích chị Hằng cứ khen con mình xinh và chê đôi mắt một mí của bé Nghi, con chị. Chị Hằng lại cho rằng chị Nguyên là người hay ghen tị, thấy bé Ngọc nhà chị mặc gì, học gì, chơi gì là chị Nguyên cho bé Nghi bắt chước giống hệt. Vị sự xích mích của hai bà mẹ, Ngọc và Nghi không được chơi với nhau nữa.