Học cách hiểu ngôn ngữ cơ thể bé

Gia Linh,
Chia sẻ

Việc hiểu những thông điệp của bé sẽ giúp cha mẹ mang đến cho con mình sự chăm sóc tốt nhất.

Khi con chưa biết nói thì việc nhìn các hành động và đoán được ý muốn của con là điều không dễ dàng đối với các ông bố bà mẹ. Một vài những kinh nghiệm dưới đây có thể sẽ giúp các bậc phụ huynh không còn gặp khó khăn trong việc đoán xem con muốn gì!

Các chuyên gia tâm lý cho rằng ngôn ngữ cơ thể chiếm tới 70% của hệ thống giao tiếp, trong khi đó ngôn ngữ nói chỉ chiếm có 30% mà thôi. Đối với các bậc cha mẹ, việc có thể hiểu được mong muốn của bé qua ngôn ngữ cơ thể là rất khó khăn. 

Những điều mà các bậc phụ huynh mang lại thường không đúng với mong muốn của bé, chính vì vậy mà bé hay quấy khóc. Bởi vậy, việc hiểu những thông điệp của bé sẽ giúp các bậc phụ huynh mang đến cho con mình sự chăm sóc tốt nhất.

Bé duỗi các đầu ngón tay   

Khi nhìn thấy con duỗi các đầu ngón tay có nghĩa là con đang cảm thấy vô cùng thoải mái. Cũng có thể con muốn dùng các ngón tay của mình khám phá thể giới xung quanh. Tuy nhiên, để biết được chính xác, cha mẹ cũng nên quan sát xem khuôn mặt của con có ngầm nói lên điều gì nữa không…

Trong nhưng lúc như vậy, bạn hãy để bé chơi một mình trong khoảng một vài phút hoặc cùng chơi với bé. Bạn cũng có thể đặt vào tay trẻ một món đồ gì đó, tất nhiên, hãy luôn theo dõi và đừng rời mắt để đảm bảo an toàn cho con.

Học cách hiểu ngôn ngữ cơ thể bé 1
Việc hiểu những thông điệp của bé sẽ giúp các bậc phụ huynh mang đến 
cho con mình sự chăm sóc tốt nhất (Ảnh minh họa)

Bé mút ngón tay

Mút ngón tay được các chuyên gia tâm lý cho là “hành vi an ủi”. Hành vi này chỉ báo bé đang rất căng thẳng và muốn được bố mẹ vỗ về, chú ý hơn. 

Thông thường, bé chỉ mút ngón tay trong thời kỳ bú sữa mẹ, đây là một hành động bản năng. Nếu như một đứa bé bình thường hàng ngày không mút ngón tay, nhưng bỗng dưng thời gian gần đây bạn lại thấy hành động này xuất hiện ở bé, như vậy rất có thể là bé muốn được quan tâm nhiều hơn. Lúc này, bố mẹ nên bế và vỗ về để bé cảm thấy mình được yêu thương. 

Bé dụi hoặc che mắt

Khi thấy con dụi hoặc dùng tay che mắt có nghĩa là con đang cố tìm cách thu hút sự chú ý của bố mẹ. Lúc này bạn hãy quay lại chơi cùng để bé cảm thấy rằng mình không cô đơn. 

Tuy nhiên người lớn cũng cần phải chú ý xem có vật thể lạ gì bay vào mắt hoặc trẻ đang có dấu hiệu buồn ngủ không. Nếu con bị ngứa mắt do có vật thể lạ bay vào thì cần phải nhẹ nhàng nâng đầu và kiểm tra mắt cho bé. 

Còn nếu bé đang buồn ngủ thì chẳng có cớ gì bạn không đọc cho con nghe một câu chuyện ngắn hoặc hát ru nhẹ nhàng. Bé sẽ chìm ngay vào giấc ngủ và quên đi hành động dụi mắt.

Bé hoạt động chân nhiều hơn

Khi cho bé ăn hoặc chơi với bé, bạn nhận thấy chân của bé hoạt động nhiều hơn và có xu hướng muốn đi ra phía cửa, điều này cho thấy rằng bé muốn ra ngoài và chơi đùa. Lúc này, bạn có thể nói với bé rằng hãy ăn hết chỗ thức ăn này thì có thể đi chơi.

Nếu có dấu hiệu muốn đứng lên chứng tỏ con đang rất phấn khích và vui mừng. Lúc này, bạn có thể hỏi han để bé cảm nhận rằng mình được quan tâm.

Con khóc thút thít

Khi trẻ lớn tiếng khóc to, có nghĩa tinh thần bé đang bất an. Lúc này cha mẹ nên dỗ dành làm yên lòng trẻ bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng, bằng bài hát hoặc những câu chuyện quen thuộc.



Trong cuộc sống không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi cho bé, có một số hiện tượng rất hay gặp ở bé như là: côn trùng cắn, táo bón hay cứt trâu, có vết thâm tím, đau bụng,… Bạn nên làm gì để bảo vệ con?
Học cách hiểu ngôn ngữ cơ thể bé 2
Chia sẻ