Hiểu lầm 6 loại trái cây tưởng ăn nhiều sẽ tốt cho trẻ nhưng không ngờ lại gây hại, bố mẹ nhất định cần biết rõ

PHAN HIỀN,
Chia sẻ

Trẻ ăn trái cây với số lượng vừa phải rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, có một số loại trái cây, dù hương vị ngon đến mấy bố mẹ cũng không nên cho trẻ ăn nhiều.

Ngay từ lúc trẻ bắt đầu ăn dặm, bố mẹ đã có thể cho trẻ ăn trái cây. Có vô số loại trái cây khác nhau, mùi vị rất ngon nên hầu hết trẻ em đều thích. Tuy nhiên, có một số loại trái cây bố mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều vì sẽ gây hại cho cơ thể.

Những loại trái cây bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều

1. Quả hồng

Quả hồng chứa nhiều vitamin, hương vị cũng rất ngon, khi đem nghiền nhuyễn có thể cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, loại quả này tuyệt đối không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ đang bị tiêu chảy, khó chịu về đường tiêu hóa, nôn trớ, khó tiêu, cảm lạnh, càng không nên cho trẻ ăn hồng.

6 loại trái cây tưởng ăn nhiều sẽ tốt cho trẻ nhưng không ngờ lại gây hại, bố mẹ nhất định CẦN biết - Ảnh 1.

Ngoài ra, sau khi ăn hải sản như tôm cua, hoặc lúc trẻ đang đói bụng cũng không nên ăn hồng. Bố mẹ cần lựa những quả hồng chín và gọt sạch vỏ trước khi cho trẻ ăn.

2. Mía

Mía không được khuyến khích cho trẻ ăn nhiều vì nó quá cứng, khó nhai lại chứa hàm lượng đường lớn. Khi ăn quá nhiều mía, rất dễ làm loét niêm mạc miệng của trẻ.

3. Cam quýt

Cam quýt chứa rất nhiều vitamin C, rất tốt để cải thiện sức đề kháng của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần biết rằng, cam quýt chứa nhiều caroten, khi ăn nhiều sẽ gây ra hiện tượng vàng da. Mặc dù hiện tượng vàng da bệnh lý này không quá nghiêm trọng nhưng cũng khiến cho bố mẹ lo lắng.

6 loại trái cây tưởng ăn nhiều sẽ tốt cho trẻ nhưng không ngờ lại gây hại, bố mẹ nhất định CẦN biết - Ảnh 2.

Bố mẹ cũng cần chú ý không nên cho trẻ uống nước ép cam quýt khi bụng đói, vì nó có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày trẻ. Đặc biệt, sau khi uống sữa xong càng cần phải tránh ăn cam quýt, nếu không sẽ tạo phản ứng kết tủa, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy.

Trong trường hợp không ép lấy nước, bố mẹ cũng nên chú ý tới việc trẻ ăn các miếng cam quýt lớn, trẻ có thể bị nghẹn, rất nguy hiểm.

4. Vải thiều

Vải thiều là một loại quả không được khuyến khích ăn nhiều, dù là trẻ con hay người lớn. Nguyên nhân là bởi vải có tính nóng, ăn nhiều có thể làm mất cân bằng nhiệt trong cơ thể, gây nhiệt miệng, vã mồ hôi, tay chân lạnh… Hơn nữa, vải rất ngọt, có thể làm tăng lượng đường đột biến trong máu.

6 loại trái cây tưởng ăn nhiều sẽ tốt cho trẻ nhưng không ngờ lại gây hại, bố mẹ nhất định CẦN biết - Ảnh 3.

Có một tình trạng gọi là "say vải" do ăn quá nhiều, gây nguy hiểm cho con người. Dù vải có ngon đến mấy trẻ cũng không nên ăn quá 5 quả mỗi ngày.

5. Dứa

Dứa là loại quả rất dễ gây dị ứng khi tiêu thụ, một số trẻ có thể bị nổi mề đay, xuất huyết kết mạc. Nguyên nhân là bởi trong dứa có một chất gọi là protease, có tác dụng phụ đối với da và mạch máu. Nếu trẻ có tiền sử bị hen suyễn, cần tuyệt đối tránh loại quả này.

6 loại trái cây tưởng ăn nhiều sẽ tốt cho trẻ nhưng không ngờ lại gây hại, bố mẹ nhất định CẦN biết - Ảnh 4.

Cũng như nhiều loại trái cây khác, dứa không được khuyến khích ăn nhiều, mặc dù nó chứa nhiều loại vitamin cơ thể cần. Để giảm bớt những rủi ro dứa mang lại, bố mẹ có thể cắt dứa thành những miếng nhỏ, chần qua nước nóng trong 3 đến 5 phút. Điều này có thể giúp trẻ bớt bị dị ứng.

6. Dưa hấu

Dưa hấu có tính lạnh, nếu trẻ ăn nhiều sẽ khiến dịch vị bị loãng. Vì chức ăn tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, khi bị rối loạn sẽ gây ra tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, mất nước.

Trong trường hợp trẻ đang bị tiêu chảy hoặc khó chịu về đường tiêu hóa, bố mẹ không nên cho trẻ ăn các loại trái cây có tính lạnh như dưa hấu.

Những điều cần chú ý khi cho trẻ ăn trái cây bố mẹ cần biết

6 loại trái cây tưởng ăn nhiều sẽ tốt cho trẻ nhưng không ngờ lại gây hại, bố mẹ nhất định CẦN biết - Ảnh 1.

Khi cho trẻ ăn trái cây, bố mẹ cần đặc biệt chú ý.

- Không được ép nước trái cây rồi đun sôi, vì sẽ làm mất đi rất nhiều vitamin, khoáng chất, tốt nhất nên nghiền nhuyễn hoặc cắt miếng nhỏ cho trẻ ăn.

- Không cho trẻ ăn quá nhiều trái cây trước bữa cơm.

- Bất kỳ loại trái cây nào cũng nên cho trẻ ăn với số lượng ít dù hương vị có ngon đến mấy đi chăng nữa.

- Trái cây không thể thay thế rau củ hoàn toàn.

- Thời điểm ăn trái cây là bữa phụ và không nên ăn quá nhiều cùng lúc. Bố mẹ có thể cho trẻ ăn trái cây cách bữa chính từ 1 đến 2 tiếng để không ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.

- Không cho trẻ ăn trái cây bị hư thối.

Nguồn: Sohu, Zhihu

Chia sẻ