Hiểu đúng về tiêm chủng
Sợ con đau, sợ con sốt, nhiều bậc phụ huynh không cho con mình tiêm chủng đầy đủ. Điều này có thể sẽ gây hại cho bé.
- Bé bị co giật hoặc có bệnh lý thần kinh nghiêm trọng: không được tiêm vaccine ho gà khi bé bị co giật hay có bệnh lý thần kinh nghiêm trọng. Tuy vậy, con bạn vẫn có thể được tiêm vaccine ngừa uốn ván và bạch hầu không kèm vaccine ho gà.
- Bé có vấn đề về hệ thống miễn dịch: những trẻ có hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh lý hay do thuốc thì không nên tiêm phòng vaccine sống (ví dụ như thủy đậu hay MMR – sởi, quai bị, Rubella). Một vaccine sống có thể gây bệnh thật sự nếu như hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
- Bé bị sốt dưới 40o5 sau lần tiêm phòng Ho gà - Bạch hầu - Uốn ván trước.
- Bé đang mắc bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho, hay tiêu chảy mà không sốt.
- Bé đang hồi phục từ một bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho, hay tiêu chảy.
- Bé vừa mới tiếp xúc với một bệnh nhiễm trùng gần đây.
- Bé đang dùng kháng sinh.
- Bé sanh non.
- Bé đang bú mẹ.
- Bé bị dị ứng (trừ khi dị ứng với trứng).
- Gia đình bạn có tiền sử co giật hay mắc Hội chứng đột tử nhũ nhi.
Những lý do tạm hoãn tiêm phòng:
- Bé đang bị sốt vì bệnh nào đó. Có thể hoãn lại sau một tuần (tham vấn bác sĩ)
- Bé đang bị tiêu chảy tại thời điểm uống vaccine bại liệt: vẫn uống vaccine bình thường, nhưng không tính là một lần chủng ngừa. Sau đó vẫn uống tiếp cho đủ lịch. Đối với thuốc chủng ngừa bại liệt dạng tiêm thì vẫn có tác dụng.
Tài liệu do phòng khám Victoria Healthcare cung cấp