Hiểm họa từ bãi tắm sông Hồng
Một loạt cái chết thương tâm của thiếu niên, học sinh, khi ra tắm ngoài khu vực bãi giữa sông Hồng là lời cảnh báo mạnh mẽ về một hiểm họa khôn lường mỗi khi mùa hè đến.
Thống kê của Bộ Y tế, sau tai nạn giao thông, chết đuối xếp thứ hai trong việc cướp đi sinh mạng của trẻ em. Mỗi năm nước ta có khoảng 27.000 trẻ chết vì tai nạn thương tích, 12.700 trẻ chết đuối. Mỗi ngày có khoảng 35 trẻ chết đuối. Năm 2007, tỉ suất chết đuối ở trẻ em Việt Nam là 22,6%, chỉ sau tai nạn giao thông (26,7%). Trên 70% trẻ chết đuối ở lứa tuổi dưới 15, cao gấp 10 lần so với các nước trong khu vực. |
Cách đó không xa, trên bãi đất bồi ở gần gầm cầu Long Biên cũng có một bãi tắm tự phát khác. Theo một số người dân, thời gian gần đây, số lượng người đổ về đây ngày càng đông hơn, mặc dù lối vào các bãi tắm không phải dễ tìm. Khúc sông này là nơi nước xoáy, rất nguy hiểm, vốn là nơi nắn dòng của sông Hồng. Ngay cả người biết bơi cũng không dám bén mảng tới đây vì nước rất xiết. Người dân ở đây cũng ít khi ra đây tắm.
Chị Thu Hà, một người dân sống gần khu vực này cho biết: “Đoạn sông này, không năm nào là không có người chết đuối hay xác chết trôi dạt về. Phần lớn là học sinh, sinh viên nghỉ hè ra đây rủ nhau tắm sông, gặp phải những chỗ nước xoáy gây tai nạn”.
Tháng 5/2007, bất chấp lời cảnh báo của những người dân xung quanh, một nhóm học sinh lớp 12 đã ra bãi đá Nhật Tân giữa lòng sông Hồng chơi đùa. Hậu quả là 2 em thiệt mạng, trong đó một nạn nhân vẫn chưa tìm thấy xác.
Mặc dù có sự cảnh báo nguy hiểm từ các cơ quan chức năng, nhưng hàng năm số người đến đây tắm vẫn đông, trong đó có nhiều thanh thiếu niên. Bãi tắm tự phát vẫn cứ tồn tại, người dân vẫn vô tư ra bơi lội.
Đây là khu vực thuộc sự quản lý của 7 phường nên các cơ quan chức năng chưa có biện pháp nào ngăn chặn tình trạng bãi tắm tự phát này.