Gợi ý một vài ý tưởng sáng tạo giúp trẻ học toán với bộ xếp hình Lego
Bộ xếp hình LEGO sẽ giúp bé học mà chơi, chơi mà học một cách hiệu quả và thông minh.
LEGO không đơn giản chỉ là một bộ xếp hình đồ chơi, nó còn là công cụ tuyệt vời để cha mẹ và giáo viên giúp trẻ làm quen với những bài học đầu tiên về toán học.
Dưới đây là chia sẻ của Alycia Zimmerman một giáo viên tiểu học về cách cô sử dụng những bộ xếp hình LEGO để dạy toán cho học trò của mình. Cùng tham khảo để có thêm ý tưởng giúp trẻ phát triển tư duy nhé.
Tôi không phải là đứa trẻ lớn lên cùng bộ xếp hình LEGO. Tuy nhiên em trai tôi thì có rất nhiều, và tôi cũng thường xuyên chơi với chúng. Tuy vậy, tôi đã không thực sự thích những miếng nhựa đó. Hồi đó, đối với tôi chúng chỉ là những hình khối bình thường.
Khi trưởng thành, tôi bắt đầu thích LEGO, cả về tính thẩm mỹ và hơn hết là tư duy toán học. Trong lớp, những mảnh ghép nhỏ xíu đó chính là công cụ hoàn hảo cho những giờ học toán.
LEGO – Không chỉ là một món đồ chơi
Nếu là một bậc phụ huynh hoặc giáo viên, bạn hẳn biết rất rõ rằng những khối nhựa đó có giá trị giáo dục rất lớn. Cùng với việc phát triển khả năng sáng tạo, khi chơi bộ xếp hình LEGO, trẻ còn xây dựng được những kiến thức về tỷ lệ và không gian. Thậm chí chúng còn được dùng trong các trường trung học, đại học cho lập trình máy tính, robot và các ứng dụng khác.
Nhưng có một thực tế phổ biến – nhiều giáo viên tiểu học là phụ nữ, giống như tôi, chưa từng là chuyên gia LEGO hồi còn nhỏ. Và cho đến tận khi được trải nghiệm trò chơi với những khối hộp, bạn cũng không suy nghĩ đến sẽ dùng nó như một công cụ dạy học. Vì thế, đây là lời khuyên của tôi: hãy tìm ngay một bộ xếp hình LEGO trong cửa hàng gần nhất, dành thời gian khám phá sự kỳ diệu của chúng: đếm những chiếc đinh tán, khám phá các tỷ lệ, lắp một vài hình khối. Và tôi đảm bảo, bạn sẽ phải dùng đến tư duy… TOÁN HỌC.

Bạn sẽ tìm thấy tinh thần toán học trong với những hình khối LEGO.
LEGO và phép cộng
Đối với trẻ mới làm quen với toán, cộng trừ là bài học không thể thiếu để xây dựng cảm nhận cần thiết về các con số giúp cho việc tiếp thu các phép tính số học. Trẻ thường bắt đầu với những số nhỏ như 5 (1 bàn tay) và bắt đầu học đếm đến 10.
Những khối LEGO là công cụ tuyệt vời để học phép cộng. Là một phần của gia đình các trò chơi mang tính tư duy toán học nổi tiếng như: domino hay xúc xắc, các khối ghép hình có nhiều núm nhỏ (ở LEGO chúng ta gọi đó là đinh tán) rất tiện lợi cho việc học đếm. Những đinh tán thường được xếp hàng đôi, điều đó giúp trẻ dễ dàng học đếm theo cặp hơn là chỉ đếm từng cái riêng lẻ. Cùng với việc luyện tập, trẻ sẽ nhận ra cách sắp xếp của những chiếc đinh tán và không cần phải đếm chúng nữa.

Ý tưởng là trẻ có thể nhóm một vài miếng ghép LEGO và tính xem có tổng bao nhiêu đinh tán hoặc bắt đầu với một miếng ghép lớn, được tạo nên từ những miếng nhỏ hơn và tìm xem còn bao nhiêu đinh tán chưa được ghép.
LEGO – Công cụ tuyệt vời để học về dãy số
Là một giáo viên lớp 3, tôi đã phải dành hàng giờ để minh họa các dãy số, mô hình hóa cách đếm, cấu trúc và xây dựng các dãy số từ các vật xung quanh (nho khô, đồng xu, hạt gạo…). Nhờ việc hiểu tại sao và cách xây dựng các các dãy số mà trẻ phát triển được tư duy toán học.
Bộ sự tập LEGO chính là công cụ tuyệt vời để học về phép nhân. Tôi chọn ra một số khối, ghép chúng để tạo thành bình phương, và dạy học trò của mình về cách tính phép nhân. Đây là một số bức ảnh minh họa cách dùng LEGO để dạy phép nhân, và tất nhiên, chúng ta có thể ứng dụng cho cả phép chia.


LEGO và phân số
Phân số luôn là một thách thức với các học sinh của tôi. Mọi thứ trở nên khó khăn hơn khi chúng ta nói về những phần kích thước khác nhau của một tổng hoặc khi chúng ta chuyển sang tư duy về phân số như một phần của tổng đến tâp hợp các loai phân số. Cách duy nhất để giúp học sinh hiểu được bản chất của phân số là cung cấp cho chúng thật nhiều cơ hội thực hành với các vật thể hữu hình. Các khối kiểu mẫu cũng là một cách học rất hay, nhưng tôi thích LEGO hơn (Những khối hộp mẫu chỉ có thể chia được thành 6 phần khi dùng khối lục giác là khối tiêu chuẩn đầu tiên. Các khối LEGO thì có thể làm được nhiều hơn thế).


Học về giá trị trung bình, số chính giữa, tần số xuất hiện các số và khoảng cách giữa các phần tử trong dãy số với LEGO.
Khi phân tích dữ liệu, học sinh có thể tìm ra nhiều cách khác nhau để biểu thị giá trị trung tâm của nhóm dữ liệu. Khi tính giá trị trung bình (trung bình cộng toán học), học sinh nhanh chóng học được cách cộng tất cả các số và sau đó chia tổng thành các phần bằng nhau. Nhưng không nhiều học sinh hiểu được đầy đủ tại sao chúng phải làm phép cộng và phép chia để tìm giá trị trung bình. Trong khi với những khối LEGO hình tháp được xếp theo chiều cao, chúng có thể có những hiểu biết đầu tiên về “giá trị trung bình”.

Học sinh sẽ ghép và sau đó chia khối LEGO thành 4 phần bằng nhau để hiểu về giá trị trung bình.
2 mẹo để học với LEGO hiệu quả hơn
“Khám phá” không phải là “chơi”
Hãy thành thật, chắc chắn trong giờ toán đầu tiên với LEGO lũ trẻ sẽ chỉ chăm chú lắp ghép các loại hình khối. Đừng ngăn trẻ, hãy để chúng thoải mát một lúc.
Cho trẻ chút thời gian để “khám phá khả năng toán học từ những khối hình của chúng”. Đây thực sự là một cách làm thú vị cho phép trẻ giải trí một chút, nhưng sẽ hiệu quả hơn cho sau này nếu bạn ra quy định rằng đó không phải giờ chơi.

Để các miếng ghép nhất định vào từng túi nhỏ
Khi chuẩn bị cho một bài học với LEGO, tôi hiếm khi để chúng dùng tất cả các mảnh ghép. Trước đó, tôi đã chuẩn bị sẵn những túi zip đựng các hình khối được lựa chọn cẩn thận mà tôi biết học trò của mình sẽ cần để hoàn thành nhiệm vụ.

Tôi cũng chắc chắn rằng học sinh của mình biết cách để đúng những mảnh LEGO vào túi sau đó. Túi được đóng miệng và các miếng ghép được tách rời. Tôi thường dùng LEGO như một hoạt động chủ chốt trong các giờ học toán, và học sinh hoàn toàn tương tác độc lập với các túi đựng những mảnh ghép riêng biệt.