Giúp trẻ bỏ tật mút tay

,
Chia sẻ

Khi còn nhỏ, trẻ con thường có thói quen mút tay nhất là trong lúc ngủ. Tuy nhiên tật xấu này ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ.

Khi không có gì để chơi, khi mọc răng, khi bé bối rối, lo lắng... là những lý do bé có thói quen mút tay. Mút tay thường là một cách để bé cảm thấy an tâm. Ở tuổi này, răng trẻ sẽ mọc vĩnh viễn, mút tay có thể ảnh hưởng đến sự đều đặn và hình dáng của hàm răng. Mút ngón tay nhiều thường khiến răng cửa của bé mọc nhô về phía trước.

Đây là một thói quen của trẻ nên không thể từ bỏ ngay lập tức.Giúp bé từ bỏ thói quen xấu này, bố mẹ nên bình tĩnh, nhẹ nhàng nhắc nhở khi  nhìn thấy bé cho ngón tay vào miệng. Không nên tỏ ra gay gắt, cấm đoán, hay dùng các biện pháp thô bạo như: giật tay trẻ ra, đánh vào tay trẻ. Không trừng phạt hay làm trẻ xấu hổ khi  bạn thấy trẻ đang mút tay.

Luôn làm cho tay trẻ bận rộn bằng các trò chơi và các hoạt động. Khi trẻ bắt đầu mút tay, bạn hãy đến gần và gợi ý cho trẻ: “Nào chúng ta sẽ chơi trò xếp hình nhé!”  hay bảo trẻ lấy hộ thứ gì đó.

Cho phép trẻ chỉ được phép mút tay trong lúc ngủ. Tiếp theo đó, cho trẻ ôm những con vật hay chiếc gối ôm chẳng hạn để dần dần loại bỏ tật mút tay trong lúc ngủ của trẻ.

Khuyến khích trẻ sửa bỏ thói quen này bằng cách khen thưởng mua đồ chơi, cho trẻ đi dã ngoại tham gia các hoạt động ngoài trời như đi công viên chẳng hạn.

Nếu tất cả những cách trên đều thất bại, bạn hãy đeo găng tay cho trẻ để giúp con dần bỏ thói quen này.

Trường hợp nhận thấy hàm răng trên hoặc dưới có vẻ nhô ra nên đưa trẻ đến nha sĩ để chỉnh hàm lại cho bé kịp thời.

Phan Anh
Theo Askmum
Chia sẻ