Giáo dục kiểu “nhắc đi nhắc lại lỗi lầm”, cha mẹ tưởng con sẽ biết cố gắng hơn, không ngờ gây ra 2 tác hại nghiêm trọng khiến bản thân phải ân hận

PHAN HIỀN,
Chia sẻ

Khi trẻ mắc phải sai lầm, cha mẹ đừng nhắc đi nhắc lại những chuyện đã qua nếu không sẽ gây phản tác dụng, dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn.

Khi dạy dỗ con cái, nhiều bậc cha mẹ thường lôi chuyện cũ ra nhắc nhở con mình. Có vẻ như đó là một câu thần chú mà cha mẹ tin rằng sẽ giúp con mình tránh mắc lại sai lầm cũ. Cha mẹ cảm thấy việc mình cáu gắt là điều rất bình thường, họ khó chấp nhận những sai lầm đơn giản và lặp đi lặp lại của con cái. Thế nhưng, cách làm này không mang lại hiệu quả như mong muốn của cha mẹ.

Việc cha mẹ thường xuyên nhắc lại những lỗi lầm của trẻ trong quá khứ sẽ khiến chúng cảm thấy mình thật ngu ngốc và không rút được kinh nghiệm cho bản thân. Liệu đó có phải là kết quả giáo dục cha mẹ mong muốn? Cuối cùng, khi sự bực bội tích tụ trong lòng đứa trẻ mỗi ngày, nó sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý nổi loạn, chống đối lại cha mẹ.

2 tác hại của việc dạy dỗ con cái sai cách

1. Phá hủy mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái

Cha mẹ cần hiểu rằng, việc một đứa trẻ mắc những sai lầm trong quá trình trưởng thành của mình là điều rất bình thường. Đây cũng chính là kinh nghiệm thực tế quý giá cần thiết trong cuộc sống.

Nếu cha mẹ cứ so sánh, nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm đã qua, điều đó chỉ càng kích động tâm lý nổi loạn của con cái, khiến chúng có thể gặp thất bại nhiều hơn.

dạy dỗ con cái - Ảnh 1.

Dạy dỗ con cái sai cách sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của con cái

Hành vi cha mẹ thường xuyên nhắc lại lỗi lầm của con mình cũng giống như việc "dán nhãn". Điều này sẽ dẫn tới việc hình thành những năng lượng tiêu cực bên trong trẻ. Nếu sự việc cứ tiếp diễn như vậy, trẻ sẽ luôn cảm thấy mình làm chuyện gì cũng sai và không có động lực tiếp tục cố gắng.

Những sai lầm trong quá khứ này giống như chiếc gông cùm nặng nề đè nặng lên hơi thở của trẻ. Từ sự chán nản ban đầu, trẻ dần trở nên tự ti và đánh mất bản thân mình.

Có một thực tế cho thấy, những đứa trẻ trở nên xuất sắc thường do cha mẹ biết khen ngợi, động viên đúng cách. Vì tương lai của con mình, cha mẹ hãy bỏ ngay thói quen nhắc đi nhắc lại những sai lầm của trẻ.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp đỡ con cái?

- Động viên trẻ hướng về tương lai

Dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, chúng ta vẫn cần nhìn về tương lai phía trước. Những gì xảy ra trong quá khứ là chuyện đã qua, dù đúng hay sai thì việc nhắc lại cũng không có ý nghĩa gì. Tốt hơn hết, chúng ta nên nhìn về phía trước, cơ hội sửa chữa những lỗi lầm chỉ có ở tương lai chứ không phải quá khứ.

Mẹ nhắc đi nhắc lại lỗi lầm của con cái trong quá khứ chẳng khác nào tự tay “cắt đứt” tương lai tươi sáng của con mình - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Vì thế, khi giáo dục con cái, cha mẹ cần tập trung vào việc động viên con mình trong tương lai, thay vì nhắc đến sai lầm trong quá khứ.

Trên thực tế, trẻ có thể nhớ những lỗi sai của mình, nên cha mẹ không cần thiết phải nhắc nhở quá nhiều lần như vậy. Dù cha mẹ giáo dục trẻ theo cách nào, hãy nhớ rằng trẻ cũng có lòng tự trọng, đừng phô bày lỗi lầm của trẻ trước mặt người khác.

- Đừng quên khen thưởng

Việc nhắc lại những lỗi lầm cũ sẽ khiến cha mẹ có một cái nhìn tiêu cực về con mình. Muốn con cái thay đổi, tiến bộ hơn, cha mẹ cần động viên trẻ cố gắng hơn nữa. Cha mẹ có thể đưa ra một số phần thưởng để tạo động lực cho trẻ cố gắng.

- Kiên nhẫn an ủi, bày tỏ sự yêu thương

Hầu hết đứa trẻ nào cũng đều cảm thấy lo lắng khi bị mắc lỗi, sợ cha mẹ sẽ trách móc mình. Lúc này, cha mẹ cần tỏ ra thông cảm, để trẻ biết được rằng việc mắc lỗi chẳng có gì ghê gớm cả, quan trọng là biết cách sửa sai. Ngoài động viên bằng lời nói, cha mẹ cũng có thể ôm con vào lòng để chúng cảm nhận được tình yêu thương.

Mẹ nhắc đi nhắc lại lỗi lầm của con cái trong quá khứ chẳng khác nào tự tay “cắt đứt” tương lai tươi sáng của con mình - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

- Làm gương

Nếu cha mẹ muốn con mình trở thành người như thế nào, trước hết họ phải trở thành người như vậy. Vì bắt chước là cách học không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ.

Nếu cha mẹ muốn con mình không lặp lại sai lầm cũ, họ cần dạy chúng bằng lời nói lẫn hành động cụ thể. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chia sẻ về những sai lầm của bản thân trước đây và cách vượt qua như thế nào. Điều này có thể giúp trẻ cảm thấy việc mình mắc sai lầm không phải là điều gì đó quá khủng khiếp.

Khi trẻ thấy cha mẹ là tấm gương đáng để học hỏi, chúng sẽ dần dần tiến bộ hơn.

Nguồn: Zhihu, QQ

Chia sẻ