Giải mã 6 lầm tưởng về những chiếc ti giả mà chắc chắn bố mẹ nào cũng mắc phải

Lam Phương,
Chia sẻ

Giữa vô vàn những luồng thông tin khác nhau, có những thông tin về ti giả - một đồ vật vô cùng quen thuộc với trẻ em mà bố mẹ cần hiểu rõ và có nhận thức đúng.

1. Có thể áp dụng quy tắc 5 giây cho ti giả

Bố mẹ nên nhớ rằng ti giả rất dễ bị nhiễm bẩn và chỉ cần bị rơi xuống đất thôi thì chỉ cần một giây cũng đã đủ để bụi và đất bám vào và truyền vi khuẩn cho bé. Một vài bố mẹ có thể nghĩ là một ít vi khuẩn cũng không sao, thậm chí còn có thể tăng cường hệ miễn dịch nhưng trong bụi đất không biết chừng sẽ có những loại vi khuẩn khác có thể gây hại cho trẻ. Vì thế, nếu bạn tin rằng nếu ti giả bị rơi xuống đất và có thể nhặt lên nhanh và thổi bụi là có thể sạch được thì bạn đã nhầm. Làm như vậy, bạn có thể đã vô tình truyền mầm bệnh và virus cho con.

Giải mã 6 lầm tưởng về những chiếc ti giả mà chắc chắn bố mẹ nào cũng mắc phải - Ảnh 1.

Nếu bạn tin rằng nếu ti giả bị rơi xuống đất và có thể nhặt lên nhanh và thổi bụi là có thể sạch được thì bạn đã nhầm (Ảnh minh họa).

2. Nếu bị rơi thì phải vứt ngay

Nhiều người nghĩ rằng nếu ti giả bị rơi thì nên vứt đi ngay và luôn nhưng điều đó thực sự lãng phí và không cần thiết. Nếu bị rơi xuống đất, ti giả hoàn toàn có thể được dễ dàng rửa sạch bằng xà phòng hoặc đơn giản hơn là xả sạch dưới vòi nước ấm.

3. Núm vú giả có thể gây các vấn đề về răng lợi

Giải mã 6 lầm tưởng về những chiếc ti giả mà chắc chắn bố mẹ nào cũng mắc phải - Ảnh 2.

Núm vú giả không tự nhiên gây nên những vấn đề nha khoa. Mà thực ra, nếu một đứa trẻ dùng ti giả liên tục cho đến khi quá 4 tuổi thì mới đối mặt với nguy cơ răng cửa có thể phát triển thành hình cong hoặc vòng cung. Nhưng vấn đề như thế này là rất hiếm gặp nên bố mẹ không cần phải lo lắng.

4. Nên cho con dùng ti giả ngay từ khi vừa chào đời

Mặc dù đúng là núm vú giả có thể giúp trẻ được xoa dịu, bớt khóc lóc nhưng không có nghĩa là nó cần thiết cho trẻ ngay khi vừa chào đời. Bản năng mút của trẻ sơ sinh nên được tận dụng để tạo thói quen bú sữa chắc chắn trong những tuần đầu tiên sau khi sinh. Sau khi thói quen đã được hình thành thì mới nên cho bé dùng núm vú giả khi đi ngủ hay để xoa dịu bé. Nếu không có núm vú giả, một số trẻ sẽ mút tay hoặc chân để tìm kiếm sự thoải mái. Điều này là hoàn toàn tự nhiên bởi trẻ đã làm vậy ngay từ khi trong bụng mẹ. Vì vậy, việc dùng ti giả hoàn toàn không phải là điều bắt buộc.

Giải mã 6 lầm tưởng về những chiếc ti giả mà chắc chắn bố mẹ nào cũng mắc phải - Ảnh 3.

Sau khi thói quen bú mút của trẻ đã được hình thành thì mới nên cho bé dùng núm vú giả khi đi ngủ hay để xoa dịu bé (Ảnh minh họa).

5. Nhúng ti giả vào mật ong, nước đường hoặc cồn để tăng hiệu quả xoa dịu

Đây hoàn toàn là một ý tưởng tồi. Bởi lẽ, nước đường có thể gây ra sâu răng cũng như thêm vào lượng calorie không cần thiết cho bé. Mật ong có thể rất nguy hiểm bởi nó có nguy cơ gây ngộ độc botulism hoặc thậm chí là tử vong trong khi tiếp xúc với rượu hay cồn sớm có thể dẫn đến những ảnh hưởng về sức khỏe lâu dài khi trưởng thành. Vì vậy, tốt hơn hết là núm vú giả chỉ nên được giữ sạch sẽ là đủ.

6. Bố mẹ nên làm mọi cách thì bé mới bỏ được núm vú giả

Rất nhiều trẻ nếu cứ để tự nhiên sẽ tự bỏ núm vú giả mà bố mẹ không cần phải làm gì cả, không phải nịnh, hối lộ hay mắng mỏ. Việc rời xa núm vú giả thường sẽ xảy ra khoảng vào thời kì khi trẻ đi học và nhìn thấy rằng bạn bè không còn dùng nữa. Như vậy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bị bắt ép hay hối lộ. Thêm vào đó, áp lực của việc bị ép buộc từ bỏ ti giả có thể gây phản tác dụng, khiến trẻ càng muốn dùng nhiều hơn.

Nguồn: fatherly

Chia sẻ