Cho con ngậm ti giả khi đã quá tuổi và những tác hại không ngờ

Tường Vy,
Chia sẻ

Mới đây, bé Harper - con gái út của cựu tuyển thủ David Beckham dù 4 tuổi nhưng vẫn được bố mẹ cho ngậm ti giả đã dấy lên cuộc tranh cãi xung quanh những lợi hại khi cho bé dùng ti giả khi đã quá tuổi.

Hình ảnh mới đây Beckham đưa 2 con đi ăn trưa cùng nhau ở West Hollywood, California cho thấy bé Harper vẫn ngậm ti giả dù đã 4 tuổi.
 
Những hình ảnh này khiến mọi người thắc mắc không hiểu vì Harper đã quá tuổi dùng ti giả.
 
Các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo cô công chúa nhỏ tuổi nhà David Beckham có nguy cơ bị hỏng răng và sự phát triển ngôn ngữ nói nếu tiếp tục sử dụng núm vú bằng cao su này.

Tác hại không ngờ khi bố mẹ cho con ngậm ti giả khi đã quá tuổi
Hình ảnh bé Harper ngậm ti giả khi bé đã 4 tuổi.
 
Chuyên gia nuôi dạy trẻ Clare Byam-Cook khuyến cáo: "David và Victoria là những ông bố bà mẹ tuyệt vời và con gái của họ cũng được mọi người chú ý nên dù muốn hay không vẫn là gương để mọi người noi theo. Nếu họ như thế sẽ khiến mọi người nghĩ rằng việc dùng ti giả ở độ tuổi này là bình thường trong khi điều này rất có hại".

Tuy nhiên bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của chuyên gia, David vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình trên trang cá nhân rằng anh chỉ cho con ngậm khi bé cảm thấy khó chịu hay bị sốt.
 
Dưới đây là những tác hại bố mẹ không ngờ khi chon con dùng ti giả dù đã quá tuổi dùng dụng cụ này:
 
Ngăn cản khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ

Khi ngậm ti giả trẻ sẽ ngại nói hơn vì luôn có một vật cản trong miệng của mình. Vì thế ti giả là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ chậm nói, ngại nói. Trẻ ngậm ti giả có nguy cơ tự kỷ rất cao, đặc biệt với những trẻ đã đi học, có giao tiếp với bạn bè bên ngoài.

Trẻ nhỏ thường học hỏi bằng cách thông qua sự tương tác và bắt chước nên việc ngậm núm vú giả sẽ làm gián đoạn quá trình học hỏi của trẻ.
 
Dễ mắc bệnh viêm tai giữa
 
Việc sử dụng núm vú giả có thể cho phép vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ chất tiết trong mũi vào tai giữa. Lực hút sẽ khiến vi khuẩn từ miệng của bé vào các kênh hẹp giữa hai tai và cổ họng (ống eustachian) gây nhiễm trùng tai.

Tác hại không ngờ khi bố mẹ cho con ngậm ti giả khi đã quá tuổi
Bé Suri con gái của tài tử điện ảnh  Tom Cruise cũng vẫn ngậm ti giả khi được 5 tuổi.
 
Dễ lây nhiễm vi khuẩn và mắc các bệnh về tiêu hóa

Trẻ có thói quen ngậm núm vú giả lâu ngày, nếu núm vú giả bị rơi ra khỏi miệng trẻ trong trường hợp không có người lớn bên cạnh thì trẻ sẽ tự nhặt núm giả cho vào miệng ngậm tiếp, tạo điều kiện cho vi trùng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ.

Núm ti giả là mảnh đất màu mỡ của vi khuẩn và nấm. Các loại vi khuẩn tiềm ẩn ở đó cũng khá đa dạng, từ tụ cầu khuẩn Staphylococcus và vi khuẩn gây viêm phổi Klebsiella, cho đến nấm.

Ngậm ti giả có thể làm bé bị viêm họng, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng nếu giữ vệ sinh núm ti giả không tốt.

Ngoài ra, khi ngậm mút, không khí cũng sẽ theo đó mà vào dạ dày của trẻ khiến trẻ bị đầy hơi.

Tác hại không ngờ khi bố mẹ cho con ngậm ti giả khi đã quá tuổi
 Ti giả tiềm ẩn rất nhiều nguy hại cho trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

Dễ mắc các bệnh về răng miệng

Khi mút ti giả vào miệng, sẽ tạo lực ép vào hàm, mút nhiều, liên tục trong thời gian dài càng làm cho hàm chịu áp lực ép mạnh và lâu, làm cho xương hàm không phát triển được ở vùng bị ép. Răng và hàm trẻ con đang trong giai đoạn phát triển, bị ép nhiều sẽ làm răng và hàm phát triển lệch lạc. Do đó trẻ có thể bị vẩu răng, trệch khớp cắn, răng thưa, hàm dưới đưa ra...

Việc sử dụng ti giả khi đã 4 tuổi - là thời điểm những chiếc răng vĩnh viễn đang chuẩn bị mọc sẽ làm ảnh hưởng toàn bộ đến các vấn đề răng sau này khi trẻ trưởng thành.
 
Ngậm ti giả làm nước bọt tiết nhiều hơn nên thường có nhiều cao răng hơn.
 
Thông thường các ông bố bà mẹ sẽ “cai” ti giả cho con từ khoảng độ tuổi 2-4. Khoảng 6-12 tháng là thời điểm để bạn cai ti giả cho con tuyệt vời nhất vì đây là thời gian trẻ giảm nhu cầu mút. Bạn càng cai sớm thì càng thuận lợi cho bé.
 
 (Tổng hợp từ các nguồn: Cnn/webmd/American Family Physicians)
Chia sẻ