Giai đoạn vàng rèn khả năng tư duy logic cho trẻ
Để trau dồi khả năng suy luận của trẻ, trước tiên chúng ta phải làm phong phú thêm trải nghiệm sống của trẻ.
Mối liên hệ giữa việc g iỏi toán và giỏi tư duy logic
Trẻ em có kỹ năng tư duy logic tốt thực sự sẽ học toán tốt hơn. Nhưng giỏi toán không nhất thiết có nghĩa là khả năng tư duy logic của bạn tốt, bởi tư duy toán học và tư duy logic không giống nhau. Tư duy logic không chỉ tồn tại trong toán học mà phạm vi của nó còn rộng hơn.
Ví dụ, một số trẻ đạt điểm cao ở môn toán nhưng có thể bị nhầm lẫn trong cách diễn đạt logic bằng văn bản. Trẻ bị bối rối trong việc phân tích các sự kiện lịch sử. Kỹ năng toán học trong môn toán chưa được chuyển tải tốt sang các môn học khác nhau.
Để lý giải vấn đề này, trước tiên chúng ta cần biết định nghĩa của tư duy logic:
Tư duy logic đề cập đến khả năng suy nghĩ chính xác và hợp lý. Đó là khả năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng, khái quát hóa, phán đoán, suy luận về sự vật và sử dụng các phương pháp logic khoa học để diễn đạt quá trình tư duy của mình một cách chính xác, bài bản.
Logic toán học là một nhánh của tư duy logic. Trong “Logic hình thức”, tư duy logic được chia thành ba mô-đun chính: khái niệm (định nghĩa), mệnh đề (phán đoán) và suy luận (lý luận).
Đào tạo toán đại cương chỉ liên quan đến việc đào tạo lý luận. Tức là vận dụng những điều kiện, công thức đã biết để suy luận và giải quyết vấn đề. Việc giáo dục các khái niệm và mệnh đề đã trở thành một vấn đề đơn giản hơn bằng cách học thuộc lòng.
Xét từ góc độ hiệu quả giảng dạy thì điều này có thể hiểu được nhưng phương pháp dạy học này không hề liên quan đến việc rèn luyện tư duy logic.
Đây là lý do tại sao nhiều sinh viên khoa học dù giỏi toán nhưng lại dễ bối rối khi giải quyết các vấn đề thực tế trong công việc hoặc phương pháp xử lý vấn đề rất cứng nhắc, thiếu linh hoạt.
Chúng ta thường tin rằng khả năng tư duy logic sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điểm môn toán hoặc điểm khoa học.
Trên thực tế, trong các môn nghệ thuật khai phóng như tiếng Việt, lịch sử, địa lý, khả năng diễn đạt trôi chảy bằng văn bản, những thay đổi về kinh độ và vĩ độ địa lý, những thay đổi về thời đại lịch sử và tư duy triết học khắt khe... tất cả những điều này đều cần có sự hỗ trợ của tư duy logic. Đây là lý do tại sao tư duy logic lại rất quan trọng.
Trẻ giỏi tư duy logic dễ dàng “liên tưởng” sự vật, sự kiện, tìm ra mối quan hệ nhân quả, giỏi diễn giải “cấu trúc” nên dễ dàng đưa ra những nhận định đúng nhanh chóng.
Vì vậy, một người có khả năng phán đoán và dự đoán những kết quả có thể xảy ra cũng như con đường phát triển thông qua tư duy logic và phân tích sự việc, từ đó nhanh chóng nghĩ ra cách xử lý và giải quyết vấn đề, để trở thành người nổi bật trong nhóm.
Giai đoạn hoàng kim của rèn luyện tư duy logic
Từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng cho sự phát triển trí não của trẻ, và sau 6 tuổi, trí não sẽ phát triển rất chậm.
Vì vậy, nhìn chung trước 6 tuổi, việc tận dụng thời kỳ vàng phát triển trí não để rèn luyện khả năng tư duy logic cho trẻ sẽ rất hiệu quả!
Sau 6 tuổi, không phải là không rèn luyện được tư duy logic mà trẻ cần dành nhiều thời gian hơn cho việc học toán và rèn luyện tính logic trong toán học. Lúc này, khả năng tư duy logic của trẻ có tốt hay không có thể được phản ánh qua việc học toán.
Có một “cửa sổ cơ hội” ngắn cho việc rèn luyện tư duy logic của trẻ. Giai đoạn cửa sổ này tương ứng với độ tuổi 3-6 khi trí não của trẻ phát triển nhanh chóng.
Cách phát triển kỹ năng tư duy logic
Trẻ từ 3 đến 6 tuổi có tư duy hình ảnh cụ thể chiếm ưu thế, trẻ có thể bắt đầu nhận biết sự vật thông qua hình ảnh của sự vật nhưng chưa có khả năng tư duy trừu tượng.
Việc rèn luyện tư duy logic cho trẻ ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào những đồ vật cụ thể được giác quan tiếp xúc và tổng hợp những đặc điểm chung của chúng.
Theo sohu.com