Trẻ học nhạc càng lâu thì hiệu quả tăng trí thông minh càng cao. Tuy nhiên nếu ép bé học theo thị hiếu của bố mẹ thì lại phản tác dụng
Ai cũng hiểu lợi ích của
việc học nhạc đối với trẻ em. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Toronto cho biết những bài học nhạc có sự sắp
xếp dường như có lợi cho chỉ số IQ của trẻ và những thành tích học tập. Trẻ học
nhạc càng lâu thì hiệu quả tăng trí thông minh càng cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng việc tiếp xúc với âm nhạc từ thời thơ ấu đã là một kim chỉ nam cho kết quả
tốt hơn ở bậc trung học và chỉ số thông minh cao hơn khi trưởng thành.
Tuy nhiên, việc học nhạc
không phải trẻ nào cũng có thể cho học và tiếp thu được môn nghệ thuật này được.
Hiện nay, trào lưu các bố mẹ thích cho con đi học nhạc nhiều, vì cho rằng cứ
cho con mình đi học nhạc thì sau này con sẽ phát triển tốt được mọi mặt, như tăng
chỉ số IQ, trở thành nhạc sỹ….việc trẻ học được nhạc là rất tốt nhưng các bậc
cha mẹ cần nhận biết được với trường hợp nào, ở điều kiện nào thì học được nhạc,
chứ không nên biến trẻ thành “nạn nhân” bị ép buộc theo thị hiếu của bố mẹ, điều
đó lại là phản tác dụng đối với trẻ.
Anh T nhận ra sai lầm của
mình sau khi kết quả học tập của con giảm xút :"Đến khi cháu B là con trai tôi đưa sổ liên lạc để ký thì tôi mới
biết kết quả học tập của con giảm sút nghiêm trọng. Tôi sai lầm ở chỗ do gia đình
có điều kiện nên đã cho con theo học một lớp học nhạc, mặc dù cháu có vẻ không
thích học nhạc. Việc bắt cháu đi học nhạc cũng đã làm mất nhiều thời gian học
tập của cháu, tiếp nữa là cháu bắt buộc phải “vui lòng” đến lớp học nhạc nên
cũng phần nào làm ảnh hưởng đến tinh thần học tập của cháu, việc chán nản do bị
ép buộc của bố đã làm cho cháu có tư tưởng chán nản ngay cả việc học tập chính”
Những trường hợp nào thì
bé có thể học được nhạc?
Theo Thạc sĩ Lại Hồng Đăng,
Chủ nhiệm Khoa Nghệ thuật của Cung Thiếu nhi Hà Nội, thì: "Muốn học nhạc, các em trước hết phải có niềm yêu thích, có đam
mê, sau nữa là cần có năng khiếu. Đó là sự nhanh nhạy trong nhận thức, phản ứng
(nhớ nhịp phách, tay đàn...), có thính giác âm nhạc, biết nghe, biết cảm thụ
nhanh những yếu tố của âm nhạc như tiết tấu, cao độ,...".
Như vậy, yếu tố năng khiếu
và nhất là sở thích của trẻ là điều làm nhận biết cho việc bố mẹ hướng cho con
học thêm về nhạc. Đối với những trẻ không có những năng đó, nhưng với cách thử
của bố mẹ tạo cho trẻ có những cảm hứng với âm nhạc, qua vài lần mà trẻ có ý thích
học nhạc thì cũng có thể cho trẻ theo học các lớp về nhạc, bởi khi đã có ý thích
thì sẽ có ý thức kiên trì luyện tập và có kết quả.
Về độ tuổi để học nhạc cũng
hết sức quan trọng, với các bé có những tố chất biểu hiện có năng khiếu từ nhỏ
thì có thể tham gia học nhạc sớm. Nhưng với trẻ chưa bộc lộ năng khiếu thì không
nên cho học sớm vì như vậy sẽ quá sức của trẻ.
Để có đươc lợi ích từ việc
cho trẻ học thêm bất kỳ ở kĩnh vực nào, các bậc cha mẹ cần xem xét đến những yếu
tố cần có ở con mình để đáp ứng được với yêu cầu của thể loại đó. Như vậy, trẻ
mới có được sự phát triển tốt trong việc học tập, ảnh hưởng tích cực tới sự phát
triển tính cách, tâm lý của trẻ. Giúp cho trẻ cảm nhận được cái đẹp của cuộc sống
trong tâm hồn trẻ thơ.