Đứa bé mới 11 tuổi mà đã có viên sỏi mật lớn trong người, nguyên nhân thực sự được bác sĩ tiết lộ khiến các bậc cha mẹ đều ngỡ ngàng

Khánh Ly,
Chia sẻ

Nguyên nhân gây ra sỏi mật ở đứa trẻ này khiến nhiều bậc cha mẹ phải giật mình với thói quen của con mình.

Ngày 21/3, bác sĩ Dư Hiểu Phong, thuộc Khoa ung bướu của Bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc thành phố Côn Sơn, đã tiếp nhận một đứa trẻ 11 tuổi trong tình trạng đau bụng trên. Kết quả chụp CT khiến các bác sĩ đều sốc, trong túi mật của cậu bé có hòn sỏi to đến 1,5cm.

Bác sĩ Dư Hiểu Phong cho biết: "Đứa trẻ này thường không ăn cơm vào bữa sáng, thỉnh thoảng chỉ ăn một quả trứng. Đây không phải là trường hợp đầu tiên tôi gặp, có rất nhiều bệnh nhân nhí có sỏi mật đều có thói quen xấu như vậy – không ăn sáng".

Đứa bé mới 11 tuổi mà đã có viên sỏi mật lớn trong người, nguyên nhân thực sự được bác sĩ tiết lộ khiến các bậc cha mẹ đều ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tại sao không ăn sáng lại dẫn đến sỏi mật?

Dữ liệu liên quan cho thấy 90% bệnh nhân bị sỏi mật là do không ăn hoặc ăn ít bữa sáng. Dịch mật trong túi mật là một loại nước tiêu hóa quan trọng, sau bữa tối kéo dài đến sáng hôm sau ít nhất cơ thể trải qua 8 tiếng. Trong quá trình này, túi mật của chúng ta cũng dự trữ đầy dịch mật.

Vào bữa sáng, sau khi thức ăn được nhai và đi vào đường ruột của chúng ta, tá tràng sẽ phát tín hiệu đến túi mật, thông báo cho nó co lại và giải phóng dịch mật, giúp tiêu hóa thức ăn. Ngược lại, nếu không ăn sáng, dịch mật sẽ không được rút hết để tiêu hóa thực phẩm. Thời gian dài, cholesterol trong dịch mật ở trạng thái bão hòa và đọng lại trong túi mật, và rất dễ hình thành sỏi.

Ngoài việc không ăn sáng, thói quen không thích uống nước cũng sẽ khiến cho dịch mật dày lên, tạo ra kết tinh muối dịch mật, cộng với việc sử dụng trứng thay thế cho bữa sáng, cholesterol cao trong lòng đỏ trứng, sẽ làm tăng khả năng xảy ra sỏi, sẽ gây ra thảm kịch.

Những tác hại nguy hiểm của việc không ăn sáng đối với trẻ nhỏ:

1. Hạ đường huyết: Sau một giấc ngủ dài, việc tiêu thụ chất dinh dưỡng của cơ thể đã cạn kiệt, nếu trẻ không được kịp thời bổ sung dinh dưỡng qua bữa sáng, có thể gây hạ đường huyết. Trẻ sẽ bị chóng mặt, đánh trống ngực và thậm chí có thể bị ngất.

2. Loét đường tiêu hóa: Dịch tiêu hóa được lưu trữ trong một đêm không thể tiêu thụ thức ăn, sẽ tạo ra sự kích thích xấu đến niêm mạc dạ dày và niêm mạc ruột, dễ dẫn đến loét đường tiêu hóa ở trẻ..

3. Thiếu tập trung: Một tác hại của việc không ăn sáng khác là não bị thiếu dưỡng chất. Cũng giống như các cơ quan khác, não cần có năng lượng để có thể hoạt động đúng cách và việc trẻ ăn đủ bữa với đầy đủ dưỡng chất chính là nguồn cung cấp năng lượng cho não.

Thói quen bỏ bữa ăn sáng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến sự tập trung, khả năng tiếp thu của trẻ. Điều này có thể lý giải tại sao kết quả học tập của trẻ sút kém hoặc thua các trẻ khác.

Đứa bé mới 11 tuổi mà đã có viên sỏi mật lớn trong người, nguyên nhân thực sự được bác sĩ tiết lộ khiến các bậc cha mẹ đều ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Trẻ bỏ ăn sáng sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe

4. Tăng nguy cơ béo phì: Một trong những tác hại của việc không ăn sáng là có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em. Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn song thực tế là bỏ bữa sáng làm gia tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ có xu hướng ăn lượng thức ăn nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể ở các bữa ăn sau đó và các bữa ăn vặt.

5. Hôi miệng: Một tác hại của việc không ăn sáng phải kể đến nữa là tình trạng hôi miệng. Hoạt động ăn uống kích thích lượng nước bọt được sản xuất ra nhiều hơn, giúp làm sạch các vi khuẩn khu trú bên trong khoang miệng. Thói quen bỏ bữa ăn sáng khiến sự bài tiết này không diễn ra nên dù trẻ có đánh răng thì trong khoang miệng của trẻ vẫn tồn tại một lượng vi khuẩn nhất định. Điều này làm gia tăng nguy cơ gây hôi miệng ở trẻ.

6. Tâm trạng bất thường: Bạn nhận được phản ánh về sự khó chịu, tính hay giận dữ hoặc có các phản ứng bất thường của trẻ từ giáo viên, người thân, trẻ cùng xóm? Đó có thể là một tác hại của việc không ăn sáng mà con bạn đang gặp phải. Việc thường xuyên bỏ bữa sáng có thể làm cho trẻ quen dần với cơn đói cấp tính, nhưng điều này lại gây ảnh hưởng đến tâm trạng trẻ. Điều này giải thích tại sao trẻ có thể khó chịu, dễ nổi giận hay có các phản ứng bất thường với bạn bè và người khác.

Nguồn: Sohu

Chia sẻ