“Đọc vị” phong cách làm cha mẹ của bạn qua việc đưa con đi học
"Con gái tôi bắt đầu đi nhà trẻ từ khi bé một tuổi rưỡi. Mỗi buổi sáng đưa con tới trường, tôi nhận thấy các phụ huynh khác rất khác nhau, mỗi người một kiểu".
1. Phụ huynh “doanh nhân”
Họ làm theo một quy trình được vạch sẵn: để túi đồ ăn trưa vào tủ của con, đưa con vào tận trong lớp và cúi xuống ôm hôn con rồi vội vàng đi ngay không ngoảnh lại.
2. Phụ huynh “chần chừ”
Họ đưa con tới trường, ôm con, hôn con nhưng còn nán lại một lúc lâu để vẫy tay tạm biệt, dù đứa trẻ có muốn hay không.
3. Phụ huynh “thân thiện quá mức”
Họ tới và tạo sự chú ý với các giáo viên trong trường, lũ trẻ và những vị phụ huynh khác. Dường như họ dùng cả loa phóng thanh để gửi lời chào buổi sáng tốt lành. Họ tán chuyện với mọi người và trông họ lúc nào cũng tràn đầy năng lượng.
Ảnh minh họa.
4. Phụ huynh “cau có”
Họ kéo đứa trẻ, dậm chân huỳnh huỵch trên đường đưa con đi học. Có quá nhiều việc phải làm nên họ chẳng bao giờ chào tạm biệt con mình cả. Còn đứa trẻ thì sao? Một là sẽ rất hạnh phúc vì không phải gặp bố mẹ nữa, hai là sẽ mếu máo và gào khóc khi phụ huynh vừa đi khỏi.
5. Phụ huynh “hay kêu ca”
Đủ các vấn đề đặt ra khi họ đưa con đi học: Vì sao tủ đồ của con tôi lại ở cuối dãy? Vì sao con tôi không đứng nhất lớp? Thầy cô có chú ý tới con tôi trong buổi học không? ...vv... Chẳng thể nói lý nổi với kiểu phụ huynh này, bất cứ vấn đề nào họ cũng có thể đem ra tranh luận được.
6. Phụ huynh ‘mẫu mực”
Họ cùng con đi tới trường và trò chuyện vui vẻ. Trước khi vào lớp, họ không bao giờ quên ôm và hôn tạm biệt đứa trẻ kèm lời nhắn “Hẹn gặp lại con yêu!” rồi mới rời đi.
Trên đây là những quan sát và tổng kết thú vị của Risa Sugarman, một bà mẹ trẻ sống ở Mỹ. Risa cũng tự nhận mình là một phụ huynh “chần chừ”: “Đầu tháng 9 vừa rồi, khi tạm biệt con gái tại trường, tôi đã ôm con bé thật chặt, hôn con âu yếm, nhưng sau đó thì tôi không đi ngay. Các cô giáo đã rất tinh ý rủ con tôi nhặt một món đồ chơi nào đó, nói chuyện với con bé để nó không chú ý tới tôi nữa. Còn tôi như một con nai nhỏ đứng trong ánh đèn pha chiếu rọi, tâm trí hoảng sợ vì phải nói lời tạm biệt. Có lẽ tôi vừa trải qua một mùa hè đầy lo lắng – lo lắng vì nghĩ tới giây phút tạm biệt con tại trường nên mới làm vậy để con bé thấy yên tâm; hoặc cũng có thể đơn giản chỉ vì tôi không muốn bỏ con lại đó. Dù là lý do gì đi chăng nữa, tôi vẫn cảm thấy tội lỗi khi con phải đi học quá sớm”.
Nhưng gần đây, cô đã làm quen được với điều đó. Cô vẫy tay chào con giống như phụ huynh “doanh nhân” hay phụ huynh “mẫu mực”. Nếu vội đi làm buổi sáng thì cô ấy vẫn sắp xếp thời gian để có thể ôm hôn con trước khi bước ra khỏi cửa. Còn những buổi sáng khác thì Risa phải hít thở thật sâu và dành một vài phút để sắp xếp “màn tạm biệt”, bằng cách giúp con mau chóng hoà nhập với các bạn cũng như cô giáo trước khi ôm hôn và chúc con một ngày mới tuyệt vời.
Cuối cùng, Risa cho rằng: Làm cha mẹ là cố gắng trở thành một hình mẫu lý tưởng, nhưng liệu có ai nhận ra rằng chúng ta quá phiền phức khi đưa bọn trẻ tới trường hay không? Bạn muốn trở thành kiểu phụ huynh nào khi đưa con đến trường?
Họ làm theo một quy trình được vạch sẵn: để túi đồ ăn trưa vào tủ của con, đưa con vào tận trong lớp và cúi xuống ôm hôn con rồi vội vàng đi ngay không ngoảnh lại.
2. Phụ huynh “chần chừ”
Họ đưa con tới trường, ôm con, hôn con nhưng còn nán lại một lúc lâu để vẫy tay tạm biệt, dù đứa trẻ có muốn hay không.
3. Phụ huynh “thân thiện quá mức”
Họ tới và tạo sự chú ý với các giáo viên trong trường, lũ trẻ và những vị phụ huynh khác. Dường như họ dùng cả loa phóng thanh để gửi lời chào buổi sáng tốt lành. Họ tán chuyện với mọi người và trông họ lúc nào cũng tràn đầy năng lượng.
Ảnh minh họa.
Họ kéo đứa trẻ, dậm chân huỳnh huỵch trên đường đưa con đi học. Có quá nhiều việc phải làm nên họ chẳng bao giờ chào tạm biệt con mình cả. Còn đứa trẻ thì sao? Một là sẽ rất hạnh phúc vì không phải gặp bố mẹ nữa, hai là sẽ mếu máo và gào khóc khi phụ huynh vừa đi khỏi.
5. Phụ huynh “hay kêu ca”
Đủ các vấn đề đặt ra khi họ đưa con đi học: Vì sao tủ đồ của con tôi lại ở cuối dãy? Vì sao con tôi không đứng nhất lớp? Thầy cô có chú ý tới con tôi trong buổi học không? ...vv... Chẳng thể nói lý nổi với kiểu phụ huynh này, bất cứ vấn đề nào họ cũng có thể đem ra tranh luận được.
6. Phụ huynh ‘mẫu mực”
Họ cùng con đi tới trường và trò chuyện vui vẻ. Trước khi vào lớp, họ không bao giờ quên ôm và hôn tạm biệt đứa trẻ kèm lời nhắn “Hẹn gặp lại con yêu!” rồi mới rời đi.
Trên đây là những quan sát và tổng kết thú vị của Risa Sugarman, một bà mẹ trẻ sống ở Mỹ. Risa cũng tự nhận mình là một phụ huynh “chần chừ”: “Đầu tháng 9 vừa rồi, khi tạm biệt con gái tại trường, tôi đã ôm con bé thật chặt, hôn con âu yếm, nhưng sau đó thì tôi không đi ngay. Các cô giáo đã rất tinh ý rủ con tôi nhặt một món đồ chơi nào đó, nói chuyện với con bé để nó không chú ý tới tôi nữa. Còn tôi như một con nai nhỏ đứng trong ánh đèn pha chiếu rọi, tâm trí hoảng sợ vì phải nói lời tạm biệt. Có lẽ tôi vừa trải qua một mùa hè đầy lo lắng – lo lắng vì nghĩ tới giây phút tạm biệt con tại trường nên mới làm vậy để con bé thấy yên tâm; hoặc cũng có thể đơn giản chỉ vì tôi không muốn bỏ con lại đó. Dù là lý do gì đi chăng nữa, tôi vẫn cảm thấy tội lỗi khi con phải đi học quá sớm”.
Nhưng gần đây, cô đã làm quen được với điều đó. Cô vẫy tay chào con giống như phụ huynh “doanh nhân” hay phụ huynh “mẫu mực”. Nếu vội đi làm buổi sáng thì cô ấy vẫn sắp xếp thời gian để có thể ôm hôn con trước khi bước ra khỏi cửa. Còn những buổi sáng khác thì Risa phải hít thở thật sâu và dành một vài phút để sắp xếp “màn tạm biệt”, bằng cách giúp con mau chóng hoà nhập với các bạn cũng như cô giáo trước khi ôm hôn và chúc con một ngày mới tuyệt vời.
Cuối cùng, Risa cho rằng: Làm cha mẹ là cố gắng trở thành một hình mẫu lý tưởng, nhưng liệu có ai nhận ra rằng chúng ta quá phiền phức khi đưa bọn trẻ tới trường hay không? Bạn muốn trở thành kiểu phụ huynh nào khi đưa con đến trường?
(Nguồn: Huffington)