Dạy con trong "Sự đã rồi'' cứu vớt cuộc đời đứa trẻ và bí kíp giữ hạnh phúc gia đình

M.Tee,
Chia sẻ

Bình tĩnh trước mọi vấn đề phát sinh, đó là cách một gia đình đã dạy con vượt qua khó khăn và xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai.

Trong cuộc sống, không ít bậc cha mẹ hễ gặp sự việc bất ngờ là dễ nổi nóng và lo lắng. Nhưng thực tế, cách làm này ngoài việc mang đến cho con cái sự sợ hãi, lo lắng thì cũng không thể thay đổi được những gì đã xảy ra. Vì vậy, chúng ta hãy tự nhủ với bản thân và nói với con: "Sự đã rồi". Lâu dần, bạn sẽ thấy mình không còn như sợi dây đàn luôn căng thẳng, còn con cái chúng ta cũng dần có được hạnh phúc, cảm giác an toàn và năng lượng đối mặt với những cảm xúc tiêu cực.

Sự đã rồi, ít nói hai câu

Trong tâm lý học có một thuật ngữ gọi là "hiệu ứng vượt quá giới hạn". Nó chỉ hiện tượng tâm lý cực kỳ khó chịu hoặc phản kháng do kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác động quá lâu. Vì vậy, nhiều khi, cha mẹ càng phê bình thì con cái càng làm kém. Nhà sáng lập tập đoàn giáo dục New Oriental, ông Yu Minhong, đã từng đề cập đến một trường hợp trong một chương trình: Có một học sinh thi đại học được 638 điểm, kém điểm chuẩn đầu vào của Đại học Bắc Kinh năm đó hơn 30 điểm. Mặc dù điểm số này đã khá tốt nhưng cha mẹ cậu bé vẫn chưa hài lòng, ngược lại còn chỉ thẳng mặt con mà mắng: "Con xem, bố mẹ lúc nào cũng bảo con cẩn thận, đừng bất cẩn. Kỳ thi đại học chỉ có một lần, cơ hội vào Bắc Đại cứ thế bị con bỏ lỡ! Những lời bố mẹ nói với con, tại sao con không nghe?". Dưới sự chỉ trích không ngừng của cha mẹ, cậu bé cuối cùng đã suy sụp. Chưa đầy một tuần, cậu bé đã mắc chứng tâm thần phân liệt do áp lực quá lớn.

Thực tế, mỗi đứa trẻ đều là những người khám phá chập chững biết đi, trên con đường trưởng thành khó tránh khỏi vấp ngã. Nhưng sự đã rồi, cách đối mặt với đứa trẻ phạm lỗi lại là phép thử trí tuệ của cha mẹ. Có những bậc cha mẹ chọn cách dùng lời chỉ trích và than phiền để dựng lên hàng rào gai góc, khiến con cái co rúm lại thành con nhím nhút nhát trong làn sóng "con thật vô dụng"

Cũng có những bậc cha mẹ lấy sự thấu hiểu và chấp nhận làm nền tảng, để con cái học được cách nhìn thấy ánh sáng của sự tiến bộ trong lỗi lầm. Giống như trong "Hoàng tử bé" có viết: Vì vậy, người cha đã đến trường từ nhà cách đó hơn 1000 km để giải quyết hậu quả cho con. Tuy nhiên, người cha không hề trách mắng con quá nhiều, ngược lại còn an ủi: "Nếu không phải vì con đánh nhau, bố còn chưa có cơ hội đến Bắc Kinh, con hãy học hành cho tốt, ngày mai bố sẽ đi dạo ở Cung điện Mùa hè, đừng nghĩ nhiều nữa". Một câu nói giản dị nhưng Coco đã nhớ rất lâu. Về sau, cậu bé không bao giờ tái phạm lỗi tương tự nữa. Hội nghiên cứu giáo dục gia đình Thượng Hải cũng phát hiện ra rằng, trong những gia đình có thể giữ được "sự kiềm chế trong lời nói" khi xảy ra xung đột, con cái khi trưởng thành có khả năng xử lý khủng hoảng cao hơn 47% so với những gia đình bình thường. Những đứa trẻ phạm lỗi, điều chúng cần không phải là những con dao sắc bén mà là ánh nắng ấm áp. Khi cha mẹ dùng sự thấu hiểu thay cho lời quở trách, dùng sự an ủi thay cho lời cằn nhằn, con cái sẽ học được cách lạc quan, khoáng đạt và bình tĩnh ứng phó với mọi việc trong bầu không khí gia đình thoải mái.

Sự đã rồi, ăn cơm trước đã

Họa sĩ truyện tranh Cai Gao từng cảm thán khi làm khách mời trong chương trình "Thập tam yêu": "Rất nhiều bậc cha mẹ đã biến bữa tối thành buổi đấu tố". Điều này, bản thân tôi cảm nhận rất sâu sắc. Hồi nhỏ, cứ ngồi vào bàn ăn là cha mẹ lại giáo dục tư tưởng cho tôi: "Bài kiểm tra này sao chỉ được 80 điểm? Cả ngày tâm trí không tập trung vào việc học". "Cô giáo con nói con ít giơ tay phát biểu trên lớp, tính cách này của con cần phải sửa, đừng việc gì cũng lùi bước, con biết chưa?". "Nhìn bạn Tiểu Hồng lớp con xem, ngày nào cũng quấn quýt với bố mẹ, còn con thì sao? Ăn cơm cũng mặt nặng mày nhẹ"... Lâu dần, không chỉ cha mẹ nói gì tôi cũng thấy phản cảm mà hệ tiêu hóa cũng trở nên nhạy cảm và yếu ớt. Trong cuộc sống, không ít bậc cha mẹ thích tận dụng thời gian ăn cơm để dạy dỗ con cái, mong con cái nhận thức được thiếu sót của mình, biết xấu hổ rồi sau đó cố gắng. Nhưng trên thực tế, kết quả cuối cùng lại là con cái không ăn uống được ngon miệng, quan hệ cha mẹ con cái cũng nảy sinh vấn đề.

Nghệ thuật nuôi dạy con kiểu "Sự đã rồi": Bí quyết cho gia đình hạnh phúc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Một nghiên cứu của Đại học McGill (Canada) dựa trên 25.000 trẻ em từ 11-15 tuổi cho thấy: "Trẻ nhỏ ăn cơm cùng gia đình dễ hình thành tính cách tự tin, sẵn sàng giúp đỡ người khác và cảm xúc ổn định. Bởi vì ăn cơm cùng nhau có thể giúp trẻ giao tiếp và chia sẻ trải nghiệm nội tâm với gia đình, giảm bớt lo lắng và cảm giác cô đơn. Thời gian ăn cơm cùng nhau càng nhiều thì ảnh hưởng tích cực càng rõ rệt". Thực ra, có rất nhiều thời gian để nói chuyện phải trái với con cái, không nhất thiết phải tranh thủ trong bữa ăn. Nếu trên bàn ăn chỉ còn lại những lời giáo huấn lạnh lùng, tự nhiên sẽ không thể đáp ứng nhu cầu kết nối tình cảm của con cái, cũng không thể nuôi dạy được những đứa trẻ có cảm giác hạnh phúc. Ngược lại, hãy ăn cơm thật ngon, trò chuyện với con về những điều thú vị ở trường, những người bạn trong lớp, con cái mới có thể nhận được sự nuôi dưỡng thực sự.

Sự đã rồi, cảm xúc để sau

Tôi đã từng xem một video: Có một quán bán đồ nướng, vào giờ cao điểm, cậu con trai 12 tuổi của chủ quán cũng đang phụ giúp bưng bê đồ ăn. Kết quả là cậu bé vô tình làm đổ một đĩa thức ăn. Lúc đó, chủ quán đang bận nhưng ông không hề nổi nóng với con, ngược lại còn từng bước hướng dẫn con nên làm gì tiếp theo. Sự đã rồi, trút giận là bản năng, giải quyết vấn đề mới là bản lĩnh. 

Nghệ thuật nuôi dạy con kiểu "Sự đã rồi": Bí quyết cho gia đình hạnh phúc - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Tôi rất tán thành một câu nói của nhà tâm lý học Albert Ellis: "Con người không phải buồn bực vì những điều bất lợi, mà là vì cách nhìn nhận và quan niệm của họ về những sự việc này, con người mang theo những suy nghĩ này sẽ sản sinh ra những cảm xúc tiêu cực không lành mạnh như giận dữ, lo lắng và cáu giận". Trong quá trình nuôi dạy con cái, không thể nào thuận buồm xuôi gió, chắc chắn sẽ có những vấn đề này nọ phát sinh. Đôi khi, chúng ta luôn nghĩ rằng điều khiến mình đau khổ là bản thân vấn đề, nhưng thực ra, điều thực sự gây ra đau khổ lại thường là tâm thế nhìn nhận vấn đề của chúng ta. Và lý do khiến một số gia đình hạnh phúc là vì họ đã điều chỉnh tâm thế sang chế độ thoải mái. Một khi đã có tâm thế "thuyền nhẹ vượt muôn trùng sóng", cho phép mọi thứ xảy ra, cuộc sống cũng sẽ trở nên suôn sẻ. Bắt đầu từ hôm nay, hãy tự nhủ với bản thân rằng, những vấn đề của con cái đều là để làm phong phú và hoàn thiện bản thân mình, nếu tạm thời chưa như ý muốn thì chắc chắn là có sự sắp đặt khác.

Chia sẻ