Dạy con học cách kiên nhẫn với 5 "chiêu" đơn giản
Kiên nhẫn đồng nghĩa với việc biết kiềm chế bản thân là những đức tính cha mẹ cần dạy con ngay từ khi còn nhỏ.
Đối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn. Tất nhiên không có bài học dạy con nào là quá dễ dàng với bố mẹ, nhưng chỉ với 5 gợi ý sau, bạn sẽ nhận thấy những sự thay đổi tích cực trong tính cách cũng như hành vi của con.
1. Hãy chờ đợi
Bạn có thể dạy bé cách chờ đợi thông qua những hoạt động đơn giản hàng ngày. Ví dụ như khi làm đồ ăn cho con, hãy hỏi con nhận xét về đồ ăn như thế nào trước khi bé thưởng thức món ăn đó; hoặc khi tìm đồ chơi cho con, hãy nói là “Con đợi nhé, các đồ chơi sắp hiện ra rồi!”; hay khi đợi thang máy, xếp hàng mua đồ, chờ tới lượt mình chơi đu quay hay cầu trượt.
2. Dùng đồng hồ bấm giờ
Cách này giúp con hiểu về giá trị của thời gian cũng như biết chờ đợi những thứ mà con muốn nhưng chưa thể đáp ứng được ngay (ví dụ: dùng đồng hồ để báo với con rằng bữa tối sẽ xong trong 10 phút nữa). Nếu nhà bạn có hai bé đang “tranh giành” ti vi hay máy tính, chỉ cần giải thích với chúng rằng: Khi nghe thấy chuông báo hết giờ, anh/chị sẽ đưa đồ chơi cho con, và lượt chơi của con bắt đầu nhé!
Biết cách chờ đợi và kiểm soát những nhu cầu của cơ thể là một trong những yếu tố giúp con luôn vui vẻ và hạnh phúc. (Ảnh: Marvin Fox Photography)
3. Đưa ra những lựa chọn để khuyến khích con hoãn lại lợi ích trước mắt
Hãy thử thương lượng “Con có thể ăn một chiếc bánh lúc này, hoặc nếu đợi đến sau bữa tối, con sẽ được ăn hai chiếc”. Kiểu lựa chọn như vậy sẽ khuyến khích con làm chủ mong muốn và sự đòi hỏi của mình, đồng thời biết hoãn lại “lợi ích” trước mắt để chờ đợi và nhận được một “phần thưởng” lớn hơn. Bài học quan trọng đầu đời này sẽ có tác động tích cực tới lúc bé trưởng thành.
4. Bạn phải là một tấm gương tốt về làm chủ bản thân
Con sẽ học theo cách bạn giữ bình tĩnh và xử lý tình huống trong những lúc khó khăn. Do đó, trước mặt con, đừng ngại ngần nói rõ cảm xúc và cách giải quyết của mình. Khi thật sự chán nản hay bực bội, thay vì la hét hay hành động một cách mất kiểm soát, bạn hãy nói rõ với con: “Mẹ đang rất bực. Mẹ cần hít thở thật sâu để bình tĩnh lại. Mọi chuyện sẽ ổn thôi. Mẹ có thể giải quyết được những chuyện này”. Cách nói này khiến cho bé hiểu rằng không khó để trở nên mạnh mẽ và sẽ tìm được nhiều biện pháp để đương đầu với khó khăn.
5. Chơi các trò chơi vận động
Có khá nhiều trò chơi giúp con lắng nghe và điều chỉnh phương hướng, như “Làm theo quản trò”, “Nói và làm ngược”… Với các hiệu lệnh trong trò chơi, trẻ sẽ học được cách tự kiểm soát bản thân mình.
Cuối cùng, để bé trở nên kiên nhẫn và tự chủ, bạn cần tạo ra một môi trường giúp bé biết chúng muốn làm gì và mọi người mong đợi điều gì ở trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên lập ra một thời gian biểu, thường xuyên bảo ban và ôn lại cho con về các quy tắc sống. Với một kiến thức mới, bạn cần hiểu rõ khả tiếp thu của bé để có cách truyền đạt phù hợp nhất. Hơn thế nữa, đừng quên khen ngợi khi con cư xử tốt vì điều đó sẽ khuyến khích khả năng tự chủ, tính kiên nhẫn cũng như kỹ năng kiểm soát bản thân của con.
1. Hãy chờ đợi
Bạn có thể dạy bé cách chờ đợi thông qua những hoạt động đơn giản hàng ngày. Ví dụ như khi làm đồ ăn cho con, hãy hỏi con nhận xét về đồ ăn như thế nào trước khi bé thưởng thức món ăn đó; hoặc khi tìm đồ chơi cho con, hãy nói là “Con đợi nhé, các đồ chơi sắp hiện ra rồi!”; hay khi đợi thang máy, xếp hàng mua đồ, chờ tới lượt mình chơi đu quay hay cầu trượt.
2. Dùng đồng hồ bấm giờ
Cách này giúp con hiểu về giá trị của thời gian cũng như biết chờ đợi những thứ mà con muốn nhưng chưa thể đáp ứng được ngay (ví dụ: dùng đồng hồ để báo với con rằng bữa tối sẽ xong trong 10 phút nữa). Nếu nhà bạn có hai bé đang “tranh giành” ti vi hay máy tính, chỉ cần giải thích với chúng rằng: Khi nghe thấy chuông báo hết giờ, anh/chị sẽ đưa đồ chơi cho con, và lượt chơi của con bắt đầu nhé!
Biết cách chờ đợi và kiểm soát những nhu cầu của cơ thể là một trong những yếu tố giúp con luôn vui vẻ và hạnh phúc. (Ảnh: Marvin Fox Photography)
Hãy thử thương lượng “Con có thể ăn một chiếc bánh lúc này, hoặc nếu đợi đến sau bữa tối, con sẽ được ăn hai chiếc”. Kiểu lựa chọn như vậy sẽ khuyến khích con làm chủ mong muốn và sự đòi hỏi của mình, đồng thời biết hoãn lại “lợi ích” trước mắt để chờ đợi và nhận được một “phần thưởng” lớn hơn. Bài học quan trọng đầu đời này sẽ có tác động tích cực tới lúc bé trưởng thành.
4. Bạn phải là một tấm gương tốt về làm chủ bản thân
Con sẽ học theo cách bạn giữ bình tĩnh và xử lý tình huống trong những lúc khó khăn. Do đó, trước mặt con, đừng ngại ngần nói rõ cảm xúc và cách giải quyết của mình. Khi thật sự chán nản hay bực bội, thay vì la hét hay hành động một cách mất kiểm soát, bạn hãy nói rõ với con: “Mẹ đang rất bực. Mẹ cần hít thở thật sâu để bình tĩnh lại. Mọi chuyện sẽ ổn thôi. Mẹ có thể giải quyết được những chuyện này”. Cách nói này khiến cho bé hiểu rằng không khó để trở nên mạnh mẽ và sẽ tìm được nhiều biện pháp để đương đầu với khó khăn.
5. Chơi các trò chơi vận động
Có khá nhiều trò chơi giúp con lắng nghe và điều chỉnh phương hướng, như “Làm theo quản trò”, “Nói và làm ngược”… Với các hiệu lệnh trong trò chơi, trẻ sẽ học được cách tự kiểm soát bản thân mình.
Cuối cùng, để bé trở nên kiên nhẫn và tự chủ, bạn cần tạo ra một môi trường giúp bé biết chúng muốn làm gì và mọi người mong đợi điều gì ở trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên lập ra một thời gian biểu, thường xuyên bảo ban và ôn lại cho con về các quy tắc sống. Với một kiến thức mới, bạn cần hiểu rõ khả tiếp thu của bé để có cách truyền đạt phù hợp nhất. Hơn thế nữa, đừng quên khen ngợi khi con cư xử tốt vì điều đó sẽ khuyến khích khả năng tự chủ, tính kiên nhẫn cũng như kỹ năng kiểm soát bản thân của con.