Dạy con các trò chơi dân gian

,
Chia sẻ

Trẻ em thành phố chưa bao giờ được biết đến các trò chơi như ô ăn quan, rồng rắn lên mây, ô ăn quan… và dịp nghỉ hè này, nhiều phụ huynh tự mình chơi và cho con làm quen.

Nói đến các trò chơi dân gian, nhiều cha mẹ sẽ không thể nào quên một quãng tuổi thơ, giữa trưa hè nóng nực, cả đám trẻ con quây quần trước sân nhà chơi đủ các trò chơi, không sạch sẽ và nhiều màu sắc như bây giờ nhưng khó có thể nào quên.

Các bé bây giờ chỉ biết đến gấu bông, ô tô, xe điện, phim hoạt hình, máy vi tính… chứ ít khi được tham gia các trò chơi tương tác với các bạn bè khác. Đây cũng là một phần dẫn đến hiện tượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng gia tăng, khi cha mẹ không có thời gian quan tâm và bạn bè để chơi cùng.

Một số trò chơi dưới đây các bậc cha mẹ có thể áp dụng cho con chơi dịp hè này cùng các bạn bè xung quanh nhà, hoặc chơi ở lớp với các bạn khác.

Ở trường mẫu giáo, trẻ nên thường xuyên được chơi các trò vận động.

Rồng rắn lên mây

Một bé đứng ra làm thầy thuốc, những bé còn lại sắp hàng một, tay bé sau nắm vạt áo hoặc đặt trên vai của bé phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

Bé đóng vai thầy thuốc trả lời:

- Thầy thuốc đi chơi ! (Hoặc đi chợ, đi câu cá , đi vắng…).

Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:

- Có !

Và bắt đầu đối thoại như sau. Thầy thuốc hỏi:

- Rồng rắn đi đâu?

Bé đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:

- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.

- Con lên mấy ?

- Con lên một

- Thuốc chẳng hay

- Con lên hai.

- Thuốc chẳng hay.

Bịt mắt bắt dê

Thông thường, trò chơi này thích hợp cho các bé ở độ tuổi từ 6 – 15. Các bé quây lại thành một vòng tròn, số lượng tùy ý, sau đó bịt mắt một bé bằng khăn sao cho không nhìn thấy gì và cho bé đó đứng giữa vòng tròn.

Khi bắt đầu, tất cả các bé chạy quanh bé bị bịt mắt đến khi được hô “dừng lại” thì tất cả đều phải dừng lại, không được di chuyển nữa. Bây giờ, bé bị bịt mắt bắt đầu đi vòng quanh để bắt một người trong số đó còn các bé khác thì tìm cách tránh và tạo tiếng động để đánh lạc hướng. Người bị bắt và bị đoán đúng tên sẽ phải thay vào vị trí của người “bắt dê”, còn nếu đoán sai thì bé đó vẫn sẽ tiếp tục bị bịt mắt và đi bắt tiếp.

Trò chơi trốn tìm rất được các bé yêu thích.

Kéo cưa lừa xẻ

Bạn và bé có thể ngồi đối diện, nắm chặt tay nhau sau đó vừa hát vừa kéo tay qua lại trông giống như đang cưa gỗ.

Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần theo nhịp bài hát:

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ.

Những trò chơi trên đây đều là dạng mở rộng, càng nhiều bé tham gia thì trò chơi sẽ càng vui, khuyến khích được trẻ tham gia vào hoạt động tập thể, đồng thời rèn luyện thể lực cho trẻ khi chạy nhảy và hoạt động nhiều.

Lan Nhi
(Tổng hợp)
Chia sẻ