Dạy con bài học đầu tiên về quản lý tiền

Saga,
Chia sẻ

Khi nào mới nên cho con tiếp xúc với tiền bạc? Biết về tiền sớm có làm trẻ hư hay thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến nhân cách của con sau này ? Đây là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ vì trong thực tế nhiều em nhỏ đã có suy nghĩ lệch lạc về đồng tiền

Chị Hương (29 tuổi), dứt khoát: "Con tôi sẽ chỉ được biết đến tiền khi vào cấp II, con nít mà dính đến tiền sớm là dễ hư lắm". Thì ra là Huấn, cậu bé bạn cùng lớp 4 với con trai chị hàng ngày được mẹ cho 50 nghìn để ăn sáng và tiêu vặt và thằng nhỏ thường dùng chơi game điện tử. Hết tiền, Huấn nói dối với mẹ cần mua thêm sách vở để xin thêm; có khi nhóc ta xin thêm được 2,3 lần bằng cách "gặp riêng" ông bà ngoại. Không chỉ một mình chị Hương, nhiều bà mẹ cũng lo lắng về ảnh hưởng xấu của tiền đối với con và băn khoăn khi nào mới nên cho trẻ biết về tiền và sử dụng nó.

Thật ra thì một đứa trẻ 3,4 tuổi đã có thể hiểu được phần nào lý do cha mẹ đi làm mỗi ngày. Vì vậy mẹ Thùy cho rằng nên để con tiếp xúc với tiền sớm và khéo léo hướng dẫn bọn trẻ hiểu đúng về ý nghĩa của đồng tiền và sử dụng tiền có ý thức. Chia sẻ dưới đây là cách mà mình dạy con về tiền bạc đây các mẹ ạ.

Dạy con biết tiền từ đâu mà có

Hồi còn rất nhỏ nhỏ Nấm Hương con mình hay nói tiền là từ túi của bố hay mẹ, hỏi lại bé tiền trong túi bố mẹ từ đâu ra thì bé trả lời con không biết. Vậy là mình tranh thủ dạy con hiểu ba mẹ phải đi làm thì mới có tiền trong túi, đây cũng là cách mình dạy cho cháu biết về nghề nghiệp của ba mẹ. Vậy là lần đâu tiên Nấm Hương hiểu là phải đi làm tức là phải bỏ sức lao động ra thì mới được trả công, mới có tiền. Lớn hơn một chút Nấm Hương biết thắc mắc con đâu cần lao động cũng có tiền, tiền lì xì dịp Tết nè, tiền ông bà mừng tuổi sinh nhật con nè, tiền ba mẹ cho nè ... đó là lúc vợ chồng mình dạy cho con biết ý nghĩa của những món tiền này cũng như hướng dẫn bé sử dụng chúng ra sao.

1

 
Dạy con cách sử dụng tiền

Con mình rất thích các món đồ chơi, vật dụng, cặp sách... có hình mèo Hello Kitty. Mỗi khi đi nhà sách bé luôn chạy đến quầy nào có hình ảnh đồ vật liên quan đến con mèo màu hồng này mà đòi ba mẹ mua ngay. Mình nhân dịp này giải thích cho con biết người lớn cần bao nhiêu thời gian mới có đủ tiền có thể mua món đồ chơi mà con đang thích, từ đó gợi ý cho con cách để dành tiền tiêu vặt trong bao lâu thì sẽ mua được chúng. Mặc dù nhiều lúc cũng muốn chiều con nhưng mình cũng biết khi nào cần phải nói "không" để dạy cho Nấm Hương hiểu chỉ được mua cái mình “cần” chứ không phải mua cái mình “muốn”. Đó là cách mình tập dần cho con biết đưa ra những quyết định chi tiêu hợp lý ngay từ khi còn nhỏ.

Dạy con cách quản lý tiền

Tới lúc con gái mình 6 tuổi hai vợ chồng tập cho bé cách quản lý tiền bằng cách rủ con chơi trò nuôi heo đất; chú heo con dễ thương biết cám ơn mỗi khi được bé "cho ăn"; kể cho bé biết số tiền đang có trong bụng của heo và khuyến khích bé biết tích lũy tiền để dành cho đến khi có đủ tiền để mua món đồ chơi mà bé thích. Đó là phương pháp vợ chồng mình dạy cho con biết trân trọng giá trị của món đồ sẽ có vì bé phải chờ một thời gian mới mua được chúng.

 
Bây giờ Nấm Hương đã 10 tuổi rồi, có hiểu biết nhiều hơn nên mình đang tập cho con hiểu cách thức "nuôi heo đất có phát sinh tiền lãi " bằng việc mở tài khoản, biết thế nào là Sổ Tích Lũy các mẹ ạ. Đây là chương trình theo mình là khá hay và bổ ích của ACB nhằm giúp con phấn đấu đạt được một mục tiêu ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ nào có con dưới 15 tuổi sẽ đứng tên mở thay cho con tài khoản Tích Lũy Thiên Thần Nhỏ với số tiền tối thiểu gửi lần đầu chỉ 1triệu đồng với ba lựa chọn về kỳ hạn là 12, 24 hoặc 36 tháng. So với cách gửi tiết kiệm kỳ hạn thông thường không được chuyển thêm tiền vào tài khoản khi chưa đáo hạn thì ưu điểm của Tích Lũy Thiên Thần Nhỏ cho phép các em thông qua cha mẹ gửi thêm tiền không giới hạn số lần vào Sổ Tích Lũy miễn là lần gửi cuối trước thời gian đáo hạn 30 ngày và sẽ rút gốc một lần khi tất toán. Các mẹ tham khảo mức lãi suất ở đây còn các ưu đãi và tiện ích của của chương trình này xem tại đây.

Dạy trẻ tiêu tiền không bao giờ là sớm, chỉ cho con bài học đầu tiên về quản lý tài chính cá nhân, khuyến khích chúng biết cách quản lý tiền bạc là một kỹ năng sống rất cần thiết mà các bậc cha mẹ nên làm.

Chia sẻ