Dành cho các nàng chuẩn bị nối mi chơi Tết: Thời điểm nhạy cảm nên hết sức cẩn thận kẻo tiền mất tật mang

Me,
Chia sẻ

Tuy là một thủ thuật làm đẹp đơn giản, nhanh gọn nhưng nếu không cẩn thận thì bạn vẫn có những nguy cơ gặp phải rủi ro.

Còn vài tuần nữa là đến Tết, thời điểm mà cô nàng nào cũng tất bật mua sắm váy áo, lên lịch chăm sóc da, thay đổi kiểu tóc... để có một diện mạo xinh xắn và hoàn hảo nhất khi Tết đến xuân về. Mà có một công đoạn làm đẹp mà rất nhiều chị em thực hiện đó là nối mi.

Nối mi là một thủ thuật mới trong lĩnh vực làm đẹp giúp bạn có được hàng mi dài, dày trong thời gian ngắn mà vẫn giữ được lâu. Đó là lớp lông mi được gắn chồng lên lớp mi tự nhiên để tạo hiệu ứng cho hàng mi cong vút, tạo nét sắc sảo hơn cho đôi mắt; khi đó bạn chẳng cần kẻ eyeliner vẫn có được đôi mắt hút hồn như ý muốn.

Tuy là một công đoạn đơn giản, nhanh gọn hơn tất cả các phương pháp làm đẹp khác tại spa nhưng thực tế thủ thuật này cũng có những nguy hiểm tiềm tàng mà nếu không cẩn thận đôi mắt sẽ gặp hư tổn không đáng có.

Có hai phương pháp chính: Nối mi tạm thời, nối mi vĩnh viễn

Dành cho các nàng chuẩn bị nối mi diện Tết: Thời điểm nhạy cảm nên hết sức cẩn thận kẻo tiền mất tật mang - Ảnh 2.

- Nối mi tạm thời: Là công đoạn dán mi giả chồng lên hàng mi thật để tạo độ dày và cong hơn so với hàng mi tự nhiên. Cách này bạn có thể dễ dàng gỡ mi hàng ngày, trung bình mỗi cặp mi giả dùng được 2 - 3 lần dán.

- Nối mi vĩnh viễn: Nhiều bạn chọn cách này bởi hàng mi được nối bằng keo chuyên dụng sẽ giữ được lâu hơn là nối tạm thời. Trung bình một lần nối mi có thể giữ khoảng 2 - 3 tuần tùy thuộc vào sự cẩn thận của các bạn.

Cách bảo quản phần mi nối

Dành cho các nàng chuẩn bị nối mi diện Tết: Thời điểm nhạy cảm nên hết sức cẩn thận kẻo tiền mất tật mang - Ảnh 3.

- Bạn nên tránh nước dính vào lông mi trong khoảng thời gian từ 12 đến 24 giờ đầu tiên sau khi nối mi. Nước có thể làm yếu chất keo và làm cho lông mi rơi ra.

- Bạn không được dùng các sản phẩm dầu hoặc nước tẩy trang xung quanh vùng mắt khi vừa nối mi.

- Không nên sử dụng mascara không thấm nước trên các phần nối mi (đối với bất kỳ loại keo nào) vì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tẩy mascara.

- Khi rửa mặt cần hạn chế tiếp xúc với phần mi nối mới giữ được hàng mi bền lâu nhất có thể.

Nối mi có tuyệt đối an toàn?

Nối mi là thủ thuật khá đơn giản và không hề gây đau đớn. Đây cũng là phương pháp khắc phục hàng mi ngắn cụt lủn hay thưa thớt, bạn nhanh chóng có được một hàng mi cong vút, hấp dẫn sau khi nối mi. Tuy nhiên mi mắt là phần sát vào mắt của bạn, đôi mắt lại cực kỳ nhạy cảm nên chỉ một sơ xuất nhỏ thôi cũng khiến mắt bị hư tổn.

Bác sĩ Rebecca J. Taylor hành nghề ở Nashville, người phát ngôn cho hội nhãn khoa Mỹ-AAO chia sẻ, quy trình làm đẹp này luôn đi kèm với nguy cơ hư tổn và nhiễm trùng, dị ứng với keo dán, rụng lông mi tạm thời hoặc vĩnh viễn nếu thao tác thực hiện không cẩn thận kỹ càng.

* Một số trường hợp gặp rủi ro khi nối mi

Benyapa Supap (Thái Lan) đã nối mi ở một trung tâm bình dân không tên tuổi. Chủ tiệm đã sử dụng loại keo siêu biền đa năng, chuyên dùng để dán chắc các đồ vật để dán mi của cô thay vì sử dụng các loại keo chuyên dùng cho việc nối mi. Chỉ vài phút sau khi sử dụng, lông mi của Benyapa bị kẹt, còn mắt thì bắt đầu sưng lên và khi chớp mắt, hai mí mắt dính nhẹ lại với nhau. Sau khi gỡ hết keo ra khỏi mí mắt thì hàng mi tự nhiên của cô cũng "trụi" sạch.


Dành cho các nàng chuẩn bị nối mi diện Tết: Thời điểm nhạy cảm nên hết sức cẩn thận kẻo tiền mất tật mang - Ảnh 6.

Mắt của Isabelle Kun (Canada) sưng phù sau vài ngày nối mi do bị dị ứng với cyanoacrylates trong chất keo gắn mi. Isabelle Kun cho biết nhân viên ở spa nơi cô đến làm đẹp không biết tên của loại keo họ sử dụng, nhưng lại đảm bảo với khách hàng là nó an toàn.

Megan Rixson gần như mất đi thị giác suốt 2 tiếng sau khi nối mi. Do sự vô lương tâm của salon mà họ đã sử dụng keo gắn móng tay để thay thế cho keo nối mi. Hậu quả là mắt của Megan đã sưng và liên tục chảy nước mắt.

Các thành phần trong keo dán cũng có thể gây dị ứng. Thực tế thì rất nhiều trường hợp dùng loại keo có chứa formaldehyde gây dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể gây ra đau, ngứa, đỏ và sưng nề tại chỗ. Cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc nhìn nhất thời. Cho dù là hiếm gặp nhưng nối dài lông mi có thể dẫn tới các sợi lông mi bị chôn lấp dưới lớp bề mặt nhãn cầu, có thể phải phẫu thuật để lấy bỏ.

Gần Tết là thời điểm nhạy cảm, nên cần tuyệt đối thận trọng khi đi nối mi

Thời điểm gần Tết, chị em nô nức đi spa làm đẹp và nối mi, nhiều spa sẽ rất đông khách nên họ có thể làm không cẩn thận hoặc qua loa rất nguy hiểm. Bạn phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng các trung tâm làm đẹp hay các thẩm mỹ viện, tay nghề các nhân viên của họ, thành phần các chế phẩm làm đẹp có đảm bảo hay không trước khi tiến hành nối lông mi.

Dành cho các nàng chuẩn bị nối mi diện Tết: Thời điểm nhạy cảm nên hết sức cẩn thận kẻo tiền mất tật mang - Ảnh 8.

Tìm hiểu về keo dán lông mi, thành phần của nó, khả năng gây dị ứng. Kiểm tra hạn sử dụng của keo dán. Hãy thử áp một ít keo lên cổ tay xem phản ứng thế nào trước khi bôi nó lên mi. Nếu bạn bị những phản ứng bất lợi với thủ thuật nối mi, đừng cố làm, như vậy có thể gây hại cho mắt. Đừng tự điều trị các phản ứng của cơ thể vì có thể còn gây hại nghiêm trọng hơn. Tốt nhất là nên đến bệnh viện để chữa trị kịp thời nếu gặp phải những tình huống này.

Chia sẻ