Đại học Stanford tiết lộ: 3 hành vi tưởng chừng kỳ lạ nhưng thể hiện trẻ có IQ cao vượt bậc, cha mẹ nên lưu ý

Ứng Hà Chi,
Chia sẻ

Đây là 3 dấu hiệu cho thấy con sở hữu chỉ số IQ cao, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm.

Trong quá trình nuôi dạy con cái, nhiều bậc phụ huynh có thể cảm thấy bối rối khi con mình có những hành vi kỳ lạ, thậm chí đôi khi gây phiền phức.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Stanford, một số biểu hiện tưởng chừng như bất thường của con cái lại là dấu hiệu cho thấy trẻ có chỉ số IQ vượt trội. Việc cha mẹ hiểu đúng và hỗ trợ trẻ trong quá trình phát triển trí tuệ sẽ giúp con phát huy tối đa tiềm năng của mình.

1. Trẻ thích tháo rời đồ vật và luôn tò mò về mọi thứ

Nhiều cha mẹ cảm thấy mệt mỏi khi con mình liên tục tháo rời đồ chơi hay các vật dụng trong nhà. Đối với một số phụ huynh, điều này là một thói quen xấu, gây phiền hà và khiến cho nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mệt mỏi và rối loạn tinh thần.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Đại học Stanford, trẻ có trí thông minh vượt trội thường thể hiện sự tò mò mạnh mẽ đối với thế giới xung quanh. Việc tháo rời đồ vật giúp con cái khám phá được cấu trúc và nguyên lý hoạt động, đồng thời kích thích khả năng tư duy logic và sáng tạo ở trẻ.

Khi trẻ có xu hướng thực hiện hành vi này, thay vì cấm đoán hay la mắng, cha mẹ nên tìm cách hướng dẫn con tiếp cận mọi thứ một cách an toàn hơn. Chẳng hạn, cha mẹ có thể cung cấp cho con những bộ đồ chơi lắp ráp, khuyến khích con đặt câu hỏi và tìm cách giải quyết vấn đề. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và sáng tạo.

Đại học Stanford tiết lộ: 3 hành vi tưởng chừng kỳ lạ nhưng thể hiện trẻ có IQ cao vượt bậc, cha mẹ nên lưu ý- Ảnh 1.

2. Trẻ có khả năng bắt chước nhanh

Một số trẻ có thói quen bắt chước lời nói, hành động của người lớn hoặc các nhân vật trong phim ảnh. Điều này đôi khi khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy phiền toái và cố gắng ngăn cản con. Tuy nhiên, khả năng bắt chước nhanh chính là một trong những biểu hiện đặc biệt chứng tỏ trẻ sở hữu trí IQ cao.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford khẳng định, những đứa trẻ có khả năng bắt chước nhanh thường học tập tốt hơn, đặc biệt trong việc tiếp thu ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Chẳng hạn, khi nhìn thấy người lớn sử dụng đũa, những đứa trẻ có hành vi này có thể nhanh chóng học và làm theo một cách chính xác.

Tuy nhiên, khả năng đặc biệt này cũng như một "con dao hai lưỡi" bởi trẻ cũng có thể bắt chước theo những hành vi không tốt. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến những hành vi của bản thân để làm gương cho con.

Thay vì cấm đoán con bắt chước, cha mẹ có thể tận dụng khả năng này để giúp con học hỏi hiệu quả hơn. Việc phụ huynh cùng con đọc sách, thực hành các kỹ năng mới hoặc khuyến khích con tham gia các hoạt động nhóm sẽ giúp trẻ phát huy tối đa khả năng của mình.

3. Trẻ dễ đắm chìm vào thế giới riêng

Nhiều trẻ em khi đang tập trung chơi đồ chơi hoặc làm một việc gì đó thường có biểu hiện phớt lờ tiếng gọi của cha mẹ. Điều này có thể khiến nhiều phụ huynh lo lắng hoặc cảm thấy con mình không biết nghe lời. Tuy nhiên, đây thực chất là dấu hiệu của khả năng tập trung cao độ - một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc học tập và sự nghiệp của con cái sau này.

Trẻ có khả năng tập trung tốt thường tiếp thu kiến thức nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn. Trong khi những trẻ khác dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh, trẻ có khả năng tập trung có thể hoàn toàn chìm đắm vào nhiệm vụ trước mắt, giúp các con đạt hiệu quả học tập cao hơn.

Do đó, thay vì ngắt quãng sự tập trung của con một cách đột ngột, cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ phát huy khả năng này. Một môi trường học tập yên tĩnh, không có quá nhiều yếu tố gây xao nhãng sẽ giúp trẻ rèn luyện thói quen tập trung tốt hơn.

Đại học Stanford tiết lộ: 3 hành vi tưởng chừng kỳ lạ nhưng thể hiện trẻ có IQ cao vượt bậc, cha mẹ nên lưu ý- Ảnh 2.

Ba giai đoạn quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ

Ngoài việc nhận diện các dấu hiệu trên, cha mẹ cũng cần hiểu rõ 3 giai đoạn quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp:

Giai đoạn 1: Trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, não bộ của trẻ đã phát triển đạt 50% - 60% so với não người trưởng thành. Đây là nền tảng quan trọng cho sự phát triển trí tuệ sau này, nhưng lại thường bị nhiều bậc phụ huynh bỏ qua.

Để hỗ trợ sự phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn này, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện, hát hoặc đọc sách cho con nghe. Ngoài ra, việc cho trẻ tiếp xúc với đồ vật có kết cấu khác nhau, khám phá các trò chơi kích thích giác quan, nhìn vào các hình ảnh màu sắc hoặc nghe nhạc nhẹ cũng có thể giúp tăng cường kết nối thần kinh, góp phần phát triển khả năng nhận thức của trẻ.

Giai đoạn 2: Trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi

Đây là giai đoạn não bộ trẻ phát triển mạnh mẽ, đạt 80% - 90% so với người lớn. Trong thời gian này, trẻ có nhu cầu khám phá mạnh mẽ và cần được cha mẹ khuyến khích học hỏi thông qua các hoạt động vui chơi mang tính giáo dục.

Giai đoạn 3: Từ 3 - 6 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy logic và trí tưởng tượng. Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động sáng tạo như kể chuyện, chơi trò chơi tư duy để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm riêng trong quá trình phát triển trí tuệ. Việc nhận ra những dấu hiệu của trẻ có IQ cao sẽ giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục phù hợp, thay vì vô tình kìm hãm khả năng phát triển của con. Hãy tạo điều kiện để trẻ được tự do khám phá, học hỏi và phát triển tư duy, bởi đây chính là nền tảng giúp trẻ thành công trong tương lai.

Chia sẻ