Con nói bậy vì nhiễm từ bố mẹ
Thu (mẹ bé Họa Mi, 3 tuổi) chia sẻ: 'Cháu liên tục hét: ‘Đập chết cha nó đi’, ‘Cho nó chết luôn’, ‘Khốn khiếp’…
Tôi cứ nghĩ là bé nhiễm thói bậy bạ từ lớp mẫu giáo nhưng một lần đi siêu thị, tôi vô tình hỏi, cháu mới khai: ‘Bố toàn nói thế thôi’.
Vợ chồng Thu sống cùng gia đình chồng. Cậu em chồng rất mê game, toàn say sưa với những cảnh đánh nhau tóe máu. Chồng Thu thì cuồng nhiệt khích lệ em trai "chiến đấu". Khi đó, anh hoa chân, múa tay, miệng không ngớt: “Đập chết nó đi”… mà không để ý đến con gái đang chơi búp bê gần đó.
“Đem chuyện này tâm sự, chồng mình cũng ngạc nhiên lắm. Anh bảo cũng không để ý. Con gái đang tuổi học nói nên từ giờ, hai vợ chồng phải nói năng thận trọng” – Thu cho biết.
Cũng có con bị nhiễm ngôn ngữ xấu từ chồng là Liễu (Đống Đa, Hà Nội). Liễu kể, trong một lần giúp cu Keo (3 tuổi rưỡi đánh răng) mà con cứ nhoài người muốn chạy ra, chồng cô cáu: “Cái thằng này, có để yên cho tao đánh răng không”. Sau lần đó, có vẻ thích thú với từ “thằng” nên cu Keo khiến cả nhà hoảng hốt khi gọi: “thằng ông” hay “thằng bố”.
“Mình đã phạt khi cháu nói hỗn, nhắc cháu không được nói thế, vậy là hư, mẹ không yêu nhưng cháu vẫn lúc nhớ, lúc quên” – Liễu cho biết. Cô hết nịnh nọt rồi dọa đánh đòn con nhưng khi tức giận, bé còn chửi bậy lung tung.
Còn cu Công (2 tuổi rưỡi) nhà Hà (Mỹ Đình, Hà Nội) lại bị nhiễm tính xấu từ bà nội. Cô em chồng nhà Hà rất bướng, đang học năm cuối Đại học nhưng thích đi chơi, còn vướng vào yêu đương lăng nhăng. Những lúc mắng con gái, mẹ chồng cô toàn quát lớn: “Cái con ranh này” hoặc “Tiên sư con này”… Lâu dần, những cụm từ “không sạch” ấy ngấm vào cu Công. Có lúc đang ngồi chơi, cu cậu buột miệng: “Tiên sư con này”, rồi còn gọi mẹ là “con ranh mẹ” khiến cô choáng váng.
Biết con còn non nớt, chưa thể phân định điều đúng – điều sai nhưng Hà vẫn lo, không thể góp ý với mẹ chồng nhưng cô cũng không biết phải dạy con ra sao. Có lần, khi đưa con sang nhà người bạn chơi, Hà đã bẽ mặt khi cu Công hét lớn: “Tổ cha mày” vì cô bạn trêu, lấy mất mũ của bé.
Uốn nắn bé nói hỗn
Trong tuổi học nói, bé có thể nhiễm ngôn ngữ xấu ở nhiều nơi: lớp mẫu giáo, bạn chơi, người ngoài hoặc ngay trong chính gia đình. Để bé không hư, trước hết cha mẹ và người nhà cần làm tấm gương tốt cho con. Tránh văng tục, chửi bậy, nói xấu hay dè bỉu người khác. Hãy cùng thảo luận với ông bà, anh chị em chồng để tạo môi trường hoàn thiện cho bé.
Nếu bé phát ngôn ra từ xấu, không nên cổ vũ hay quát nạt bé. Việc rèn ngôn ngữ tốt cho con cần kiên trì. Đầu tiên, có thể vờ như không quan tâm đến lời nói của bé. Sau đó, hãy nhỏ nhẹ để bé biết ngôn từ ấy chỉ có những người xấu mới nói thôi, rằng con nói thế, con sẽ hư đấy, bố mẹ buồn lắm. Hỏi xem bé có muốn trở thành bé hư không? Chắc chắn bé sẽ trả lời là “Không”.
Không nên la mắng hay dọa dẫm thái quá vì bé chưa ý thức được lời nói của mình, thấy mọi người xung quanh nói sao thì cũng bắt chước thế. Đó là lý do tại sao, cha mẹ thấy bé buột miệng chửi thề (không có lý do nào cả) hoặc đang chơi cũng nói ra một câu khó nghe (không ăn nhập với hoàn cảnh).
Nên nhớ, chuyện dạy con cần kiên trì. Nguyên tắc cơ bản là kiên nhẫn – yêu thương – nhẹ nhàng.
Vợ chồng Thu sống cùng gia đình chồng. Cậu em chồng rất mê game, toàn say sưa với những cảnh đánh nhau tóe máu. Chồng Thu thì cuồng nhiệt khích lệ em trai "chiến đấu". Khi đó, anh hoa chân, múa tay, miệng không ngớt: “Đập chết nó đi”… mà không để ý đến con gái đang chơi búp bê gần đó.
“Đem chuyện này tâm sự, chồng mình cũng ngạc nhiên lắm. Anh bảo cũng không để ý. Con gái đang tuổi học nói nên từ giờ, hai vợ chồng phải nói năng thận trọng” – Thu cho biết.
Cũng có con bị nhiễm ngôn ngữ xấu từ chồng là Liễu (Đống Đa, Hà Nội). Liễu kể, trong một lần giúp cu Keo (3 tuổi rưỡi đánh răng) mà con cứ nhoài người muốn chạy ra, chồng cô cáu: “Cái thằng này, có để yên cho tao đánh răng không”. Sau lần đó, có vẻ thích thú với từ “thằng” nên cu Keo khiến cả nhà hoảng hốt khi gọi: “thằng ông” hay “thằng bố”.
“Mình đã phạt khi cháu nói hỗn, nhắc cháu không được nói thế, vậy là hư, mẹ không yêu nhưng cháu vẫn lúc nhớ, lúc quên” – Liễu cho biết. Cô hết nịnh nọt rồi dọa đánh đòn con nhưng khi tức giận, bé còn chửi bậy lung tung.
Bố mẹ nên làm gương cho con.
Còn cu Công (2 tuổi rưỡi) nhà Hà (Mỹ Đình, Hà Nội) lại bị nhiễm tính xấu từ bà nội. Cô em chồng nhà Hà rất bướng, đang học năm cuối Đại học nhưng thích đi chơi, còn vướng vào yêu đương lăng nhăng. Những lúc mắng con gái, mẹ chồng cô toàn quát lớn: “Cái con ranh này” hoặc “Tiên sư con này”… Lâu dần, những cụm từ “không sạch” ấy ngấm vào cu Công. Có lúc đang ngồi chơi, cu cậu buột miệng: “Tiên sư con này”, rồi còn gọi mẹ là “con ranh mẹ” khiến cô choáng váng.
Biết con còn non nớt, chưa thể phân định điều đúng – điều sai nhưng Hà vẫn lo, không thể góp ý với mẹ chồng nhưng cô cũng không biết phải dạy con ra sao. Có lần, khi đưa con sang nhà người bạn chơi, Hà đã bẽ mặt khi cu Công hét lớn: “Tổ cha mày” vì cô bạn trêu, lấy mất mũ của bé.
Uốn nắn bé nói hỗn
Trong tuổi học nói, bé có thể nhiễm ngôn ngữ xấu ở nhiều nơi: lớp mẫu giáo, bạn chơi, người ngoài hoặc ngay trong chính gia đình. Để bé không hư, trước hết cha mẹ và người nhà cần làm tấm gương tốt cho con. Tránh văng tục, chửi bậy, nói xấu hay dè bỉu người khác. Hãy cùng thảo luận với ông bà, anh chị em chồng để tạo môi trường hoàn thiện cho bé.
Nếu bé phát ngôn ra từ xấu, không nên cổ vũ hay quát nạt bé. Việc rèn ngôn ngữ tốt cho con cần kiên trì. Đầu tiên, có thể vờ như không quan tâm đến lời nói của bé. Sau đó, hãy nhỏ nhẹ để bé biết ngôn từ ấy chỉ có những người xấu mới nói thôi, rằng con nói thế, con sẽ hư đấy, bố mẹ buồn lắm. Hỏi xem bé có muốn trở thành bé hư không? Chắc chắn bé sẽ trả lời là “Không”.
Không nên la mắng hay dọa dẫm thái quá vì bé chưa ý thức được lời nói của mình, thấy mọi người xung quanh nói sao thì cũng bắt chước thế. Đó là lý do tại sao, cha mẹ thấy bé buột miệng chửi thề (không có lý do nào cả) hoặc đang chơi cũng nói ra một câu khó nghe (không ăn nhập với hoàn cảnh).
Nên nhớ, chuyện dạy con cần kiên trì. Nguyên tắc cơ bản là kiên nhẫn – yêu thương – nhẹ nhàng.
Theo Me&Be