Con kháng kháng sinh khi mẹ tự ý kê thuốc chữa bệnh
Tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi T.Ư ngày nào cũng tấp nập trẻ con được đưa tới khám. Bác sĩ thường hỏi bố mẹ, bệnh đã sử dụng thuốc gì trước khi đưa con tới viện chưa. Câu trả lời của không ít người là đã tự ý mua một loại thuốc kháng sinh nào đó nhưng (không hiểu sao, tất nhiên!) không đỡ…
Con có thể bị dị ứng, thậm chí sốc phản vệ gây tử vong
Chị H.T (Khu đô thị mới Linh Đàm, Hà Nội) đưa con đến viện khám cho biết cháu bé 2 tuổi rưỡi bị viêm họng. Mấy hôm trước, thấy con gái húng hắng ho, sổ mũi, nghĩ con bị viêm họng nên chị ra hàng thuốc gần nhà mua một liều thuốc kháng sinh cho con uống. Chị T. cho biết cũng nhiều lần con ốm, sốt chị tự ý mua thuốc từ kháng viêm, kháng sinh đến thuốc long đờm, giảm ho cho bé uống và bệnh bé đều đỡ. Thế nhưng lần này đã qua gần 1 tuần uống thuốc mà bệnh chưa có dấu hiệu đỡ, bé lại nỏi mẩn sau khi uống thuốc được 2 ngày nên phải đưa con đi khám tại viện. Con gái chị đã bị dị ứng thuốc kháng sinh.
Có thể, cũng như chị H.T, bạn cũng chưa biết thông tin này:
- 70% bệnh nhân dị ứng do dùng kháng sinh, trong đó có không ít trẻ em. Thống kê tại khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy,
- Nhiều trường hợp dị ứng thuốc gây giảm hồng cầu, bạch cầu, thiếu máu huyết tán, xuất huyết giảm tiểu cầu, tổn thương tế bào gan…
- Những loại kháng sinh như Penicilline, Chloramphenicol, Streptomycine có thể gây điếc, nghiêm trọng hơn là gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
- Nếu sử dụng bừa bãi, chúng dễ gây suy tuỷ, ngộ độc hoặc gây ra hội chứng xanh tái ở trẻ sơ sinh. Trẻ sử dụng nhiều kháng sinh còn có nguy cơ mắc hen cao hơn 16% so với trẻ khác.
Nguy hiểm, kháng sinh không đúng bệnh, đúng liều
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, trẻ em Việt Nam thường bị viêm đường hô hấp và được bác sĩ kê đơn kháng sinh. Do đường uống hiện không còn mấy hiệu quả nên nhiều trẻ phải tiêm. Trẻ ốm đi ốm lại nhiều lần phải dùng nhiều kháng sinh, gây nhờn thuốc. Lúc đó, thuốc chẳng những không trị được bệnh mà còn tăng sức công phá của vi khuẩn gây các bệnh khác.
Còn đối với cảm cúm do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng chữa trị. Nếu trẻ bị viêm mũi, viêm hầu họng nhưng là do virus và chưa có biến chứng thì kháng sinh chẳng những không hiệu quả mà còn gây kháng thuốc về sau. Chỉ có bác sĩ mới xác định được nguyên nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn.
PGS. TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm, lạm dụng thuốc kháng sinh ở người dân thể hiện ở thói quen mua kháng sinh về tự điều trị không cần đơn của thầy thuốc, dùng kháng sinh không đúng bệnh, không đúng liều, không đủ thời gian, tùy tiện… lạm dụng kháng sinh cũng phổ biến ở trong các bệnh viện, cán bộ, nhân viên y tế.
Đặc biệt hầu hết các hiệu thuốc sẵn sàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần có kê đơn của bác sĩ, thậm chí còn thực hiện vai trò của bác sĩ để kê đơn cho bệnh nhân.
Đấy là còn chưa kể, không ít thầy thuốc cũng lạm dụng kê đơn thuốc kháng sinh cho người bệnh.
Điều gì đang đợi con bạn ở kỷ nguyên hậu kháng sinh?
Có một nghịch lý đang tồn tại là các bệnh không lây nhiễm cần sử dụng kháng sinh đang có xu hướng giảm dần, hiện chỉ chiếm 1/4 trong tổng số bệnh tật ở Việt Nam, nhưng chi phí sử dụng thuốc kháng sinh trong cộng đồng lại có xu hướng tăng lên.
Nguyên nhân không gì khác ngoài tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến, dẫn đến rất nhiều chi phí phát sinh khác cho việc điều trị kháng kháng sinh.
Thống kê mới đây về chi phí sử dụng tiền thuốc cho thấy, tiền thuốc kháng sinh của 661 bệnh viện trên cả nước chiếm đến 56% tổng tiền thuốc.
Kể từ khi thế giới tìm ra thuốc kháng sinh thì loại thuốc này được coi như là vũ khí, quan trọng nhất để đối phó với các bệnh không lây nhiễm và bệnh nguy hiểm do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng loại vũ khí tối thượng này lại khiến thế giới đang đứng trước nguy cơ bị mất dần các loại thuốc điều trị.
Chính vì thế TS. Graham Harrison, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam từng phát biểu: “Kho vũ khí điều trị của chúng ta đang co hẹp dần. Kỷ nguyên hậu kháng sinh sẽ chứng kiến sự hồi sinh của các bệnh nhiễm trùng chết người”.
- Khi đã kháng thuốc nên cho bác sĩ biết để dùng thuốc cho thích hợp
- Không tiết kiệm thuốc để dùng cho lần tiếp theo, thuốc thừa nên loại bỏ.
- Dùng thuốc kháng sinh đúng theo đơn bác sĩ, không bỏ liều khi thấy đỡ bệnh, nếu dừng lại sẽ làm cho khuẩn kháng thuốc.
- Không dùng kháng sinh của người khác. Uống thuốc không đúng có thể làm tăng bệnh và làm cho khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở.
- Nếu bác sĩ khuyên không nên dùng thuốc kháng sinh thì không nên ép bác sĩ kê đơn dùng loại thuốc này.
Chị H.T (Khu đô thị mới Linh Đàm, Hà Nội) đưa con đến viện khám cho biết cháu bé 2 tuổi rưỡi bị viêm họng. Mấy hôm trước, thấy con gái húng hắng ho, sổ mũi, nghĩ con bị viêm họng nên chị ra hàng thuốc gần nhà mua một liều thuốc kháng sinh cho con uống. Chị T. cho biết cũng nhiều lần con ốm, sốt chị tự ý mua thuốc từ kháng viêm, kháng sinh đến thuốc long đờm, giảm ho cho bé uống và bệnh bé đều đỡ. Thế nhưng lần này đã qua gần 1 tuần uống thuốc mà bệnh chưa có dấu hiệu đỡ, bé lại nỏi mẩn sau khi uống thuốc được 2 ngày nên phải đưa con đi khám tại viện. Con gái chị đã bị dị ứng thuốc kháng sinh.
Có thể, cũng như chị H.T, bạn cũng chưa biết thông tin này:
- 70% bệnh nhân dị ứng do dùng kháng sinh, trong đó có không ít trẻ em. Thống kê tại khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy,
- Nhiều trường hợp dị ứng thuốc gây giảm hồng cầu, bạch cầu, thiếu máu huyết tán, xuất huyết giảm tiểu cầu, tổn thương tế bào gan…
- Những loại kháng sinh như Penicilline, Chloramphenicol, Streptomycine có thể gây điếc, nghiêm trọng hơn là gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
- Nếu sử dụng bừa bãi, chúng dễ gây suy tuỷ, ngộ độc hoặc gây ra hội chứng xanh tái ở trẻ sơ sinh. Trẻ sử dụng nhiều kháng sinh còn có nguy cơ mắc hen cao hơn 16% so với trẻ khác.
Nguy hiểm, kháng sinh không đúng bệnh, đúng liều
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, trẻ em Việt Nam thường bị viêm đường hô hấp và được bác sĩ kê đơn kháng sinh. Do đường uống hiện không còn mấy hiệu quả nên nhiều trẻ phải tiêm. Trẻ ốm đi ốm lại nhiều lần phải dùng nhiều kháng sinh, gây nhờn thuốc. Lúc đó, thuốc chẳng những không trị được bệnh mà còn tăng sức công phá của vi khuẩn gây các bệnh khác.
Còn đối với cảm cúm do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng chữa trị. Nếu trẻ bị viêm mũi, viêm hầu họng nhưng là do virus và chưa có biến chứng thì kháng sinh chẳng những không hiệu quả mà còn gây kháng thuốc về sau. Chỉ có bác sĩ mới xác định được nguyên nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn.
PGS. TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm, lạm dụng thuốc kháng sinh ở người dân thể hiện ở thói quen mua kháng sinh về tự điều trị không cần đơn của thầy thuốc, dùng kháng sinh không đúng bệnh, không đúng liều, không đủ thời gian, tùy tiện… lạm dụng kháng sinh cũng phổ biến ở trong các bệnh viện, cán bộ, nhân viên y tế.
Đặc biệt hầu hết các hiệu thuốc sẵn sàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần có kê đơn của bác sĩ, thậm chí còn thực hiện vai trò của bác sĩ để kê đơn cho bệnh nhân.
Đấy là còn chưa kể, không ít thầy thuốc cũng lạm dụng kê đơn thuốc kháng sinh cho người bệnh.
Điều gì đang đợi con bạn ở kỷ nguyên hậu kháng sinh?
Có một nghịch lý đang tồn tại là các bệnh không lây nhiễm cần sử dụng kháng sinh đang có xu hướng giảm dần, hiện chỉ chiếm 1/4 trong tổng số bệnh tật ở Việt Nam, nhưng chi phí sử dụng thuốc kháng sinh trong cộng đồng lại có xu hướng tăng lên.
Nguyên nhân không gì khác ngoài tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến, dẫn đến rất nhiều chi phí phát sinh khác cho việc điều trị kháng kháng sinh.
Thống kê mới đây về chi phí sử dụng tiền thuốc cho thấy, tiền thuốc kháng sinh của 661 bệnh viện trên cả nước chiếm đến 56% tổng tiền thuốc.
Kể từ khi thế giới tìm ra thuốc kháng sinh thì loại thuốc này được coi như là vũ khí, quan trọng nhất để đối phó với các bệnh không lây nhiễm và bệnh nguy hiểm do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng loại vũ khí tối thượng này lại khiến thế giới đang đứng trước nguy cơ bị mất dần các loại thuốc điều trị.
Chính vì thế TS. Graham Harrison, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam từng phát biểu: “Kho vũ khí điều trị của chúng ta đang co hẹp dần. Kỷ nguyên hậu kháng sinh sẽ chứng kiến sự hồi sinh của các bệnh nhiễm trùng chết người”.
- Khi đã kháng thuốc nên cho bác sĩ biết để dùng thuốc cho thích hợp
- Không tiết kiệm thuốc để dùng cho lần tiếp theo, thuốc thừa nên loại bỏ.
- Dùng thuốc kháng sinh đúng theo đơn bác sĩ, không bỏ liều khi thấy đỡ bệnh, nếu dừng lại sẽ làm cho khuẩn kháng thuốc.
- Không dùng kháng sinh của người khác. Uống thuốc không đúng có thể làm tăng bệnh và làm cho khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở.
- Nếu bác sĩ khuyên không nên dùng thuốc kháng sinh thì không nên ép bác sĩ kê đơn dùng loại thuốc này.
Tổ chức y tế thế giới đã từng đưa ra một thông tin khiến cả thế giới, đặc biệt là các bà mẹ Việt Nam nên phải giật mình: Thuốc Pelicinline hiện vẫn dùng ở Thái Lan thì tại Việt Nam, loại thuốc này đã vắng bóng từ 20 – 30 năm nay vì hầu như không còn tác dụng. Chúng ta đang giết con bằng cách tự ý dùng thuốc vì tình trạng kháng kháng sinh gây ra những dòng khuẩn khỏe hơn, nguy hiểm hơn làm cho dịch bệnh lây lan nhanh hơn, khó chữa trị hơn và gây tốn kém chi phí điều trị bệnh. |