Con ăn dặm ngon miệng, mẹ nhàn tênh nếu áp dụng những nguyên tắc này
Những sai lầm khi bắt đầu cho con ăn dặm có thể khiến trẻ hình thành thói quen ăn uống thiếu lành mạnh sau này.
Ăn dặm là giai đoạn thay đổi to lớn đối với cả mẹ và bé. Chỉ trong khoảng vài tháng ngắn ngủi, con sẽ chuyển từ món ăn duy nhất là sữa qua nếm trải những hương vị thức ăn rắn đầu tiên trong đời. Giai đoạn đầu khi ăn dặm là thời gian rất quan trọng đối với em bé. Những việc bạn làm trong giai đoạn này có thể có ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống của trẻ sau này.
Dưới đây là những việc cha mẹ nên làm khi trẻ bắt đầu ăn dặm để phát triển thói quen ăn uống lành mạnh suốt cuộc đời cho con, đồng thời việc cho con ăn cũng trở nên nhàn nhã với các bố mẹ:
1. Giới thiệu thật nhiều những hương vị khác nhau
Ngày nay thức ăn để bé tập ăn dặm rất đa dạng và phong phú. Bé có thể ăn tất cả mọi thứ từ bơ đến khoai lang và bí đỏ. Bạn có thể giới thiệu nhiều khẩu vị khác nhau, nhất là các mùi vị thường kích thích con ăn uống hơn sau này.
Ngoài các thực phẩm ăn dặm tự chế biến, mẹ có thể cho con làm quen với một số loại bánh ăn dặm vào bữa nhẹ. Với nhiều hương vị khác nhau, đây cũng là loại thực phẩm giúp bé bé ăn uống ngon miệng ở giai đoạn ban đầu.
2. Hãy để con tự ăn
Nếu ngày nào bạn cũng nấu cháo hay bột nghiền mịn cho trẻ, hãy thay đổi khẩu vị bằng cách cho bé ăn bốc như một miếng hoa quả mềm, rau củ luộc hoặc đồ ăn nhẹ lành mạnh ngay giai đoạn đầu khi bé đang làm quen với thức ăn.
Tập ăn bốc sẽ phát triển nhiều kỹ năng quan trọng mà em bé cần để ăn uống độc lập sau này, bao gồm việc phát triển cách sử dụng hai ngón tay hay sự phối hợp giữa tay và mắt...
3. Ăn thật nhiều đồ ăn dẻo và rắn
Nhiều bà mẹ bắt đầu cho con ăn dặm bằng cách cho trẻ ăn đồ nghiền nhuyễn như cháo, dù có thể giúp con quen dần với việc uống một thứ khác sữa, nhưng điều quan trọng là phải chuyển sang ăn theo kiểu nhai càng sớm càng tốt.
Nghiên cứu của Đại học Bristol đã chỉ ra rằng nếu bạn cứ trì hoãn không dám cho trẻ ăn nhiều thức ăn dẻo để trẻ tập nhai khi trẻ tròn chín tháng tuổi, bé có thể sẽ không chịu ăn đồ nhai sau này. Nếu bạn cho bé tiếp xúc sớm, bé sẽ sẵn sàng ăn thử liền. Thức ăn dẻo và rắn sẽ phát triển cơ hàm và khả năng cắn, nhai và nuốt, tất cả đều quan trọng không chỉ cho việc ăn uống, mà còn cho sự phát triển ngôn ngữ.
4 Tối đa lượng rau bé ăn vào
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy việc đưa rau xanh vào giai đoạn đầu ăn dặm có thể giúp cho bé có thiện cảm với rau hơn trong những bữa ăn sau này.
5. Tăng dần lượng thức ăn và số bữa ăn
Lúc đầu, em bé có thể chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn thôi, một hoặc hai lần một ngày. Khi đã quen hơn, mẹ cần phải cung cấp ba bữa ăn mỗi ngày, cộng với một bữa ăn nhẹ xen kẽ.
Đồ ăn nhẹ rất quan trọng với mục đích giúp bé luôn có đủ năng lượng để khám phá thế giới. Ngoài ra nó sẽ giúp mẹ không cần phải cho bé bú sữa vào giữa buổi sáng và giữa trưa nữa. Nó cũng giúp bé nhận được hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn rắn.
6. Hãy cho bé thoải mái chơi với đồ ăn
Con sử dụng tất cả các giác quan để hiểu được thế giới xung quanh. Điều này áp dụng luôn ở bàn ăn, nơi mà con không chỉ nếm, mà còn ngắm nghía, ngửi hay đánh rơi xuống sàn nhà.
Dù bàn ăn sẽ hơi lộn xộn một chút, nhưng điều quan trọng là để cho em bé vô tư khám phá các món ăn bằng tay. Chạm, cầm và cắn thịt sẽ giúp con làm quen với đồ ăn và là một bước quan trọng trong sự phát triển của trẻ.
7. Ăn cùng cả gia đình
Ai cũng nghĩ rằng cho bé ăn uống xong xuôi rồi gia đình mới ăn cơm thì sẽ dễ thở hơn, nhưng ăn chung với cả nhà lại giúp ích cho những thói quen tốt có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các nghiên cứu cho thấy ăn chung có rất nhiều lợi ích, không những khuyến khích trẻ tập ăn chế độ ăn uống đa dạng hơn mà còn cải thiện khả năng nói và giao tiếp. Vậy nên, đừng ngần ngại mà hãy cho con "góp vui" trong bữa ăn gia đình khi có thể.
Nguồn: Netmum