Coi chừng trẻ nói lắp vì mẹ nựng quá đà
Bố mẹ ít trò chuyện với bé, hay như nựng bé quá đà cũng là nguyên nhân dẫn đến tật nói lắp, nói ngọng của con em mình
“Con trai mình vừa tròn 2 tuổi rưỡi, cháu biết nói từ lúc 18 tháng và đến bây giờ thì cháu có thể hát, đọc thơ được rất nhiều bài rồi. Cũng như bao đứa trẻ khác nói ngọng là điều không thể tránh khỏi, cả nhà mình cũng biết và sửa hàng ngày rồi, nhưng mới đây triệu chứng nói lắp của cháu xuất hiện, thường từ đầu tiên trong câu mà cháu định nói phải nhắc lại 2,3 thậm chí là 4 lần. Mỗi lần như thế người lớn phải sửa lại ngay bằng cách nói chậm câu nói đó và bắt cháu nhắc lại. Hiện tại mình thấy cháu cũng chưa cải thiện được, vẫn nói lắp, mình nghĩ là cả nhà phải kiên trì thôi, nhưng mỗi lần đi làm về nghe con nói lắp là mình lại buồn và lo vô cùng.” Tâm sự trên của chị Nguyễn Thị Vân Anh, 33t, nhân viên Bưu điện Hà Nội còn là thắc mắc chung của rất nhiều ông bố bà mẹ khi con cái mình bị nói lắp chữa mãi không khỏi. Theo các chuyên gia tâm lý thì hiện tượng các bé diễn đạt kém, nói lắp, ngọng không phải là chuyện hiếm gặp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này như:
- Khi còn nhỏ, bố mẹ ít chú ý trò chuyện với bé.
- Khi còn nhỏ, bố mẹ và gia đình quá chiều, hay nói nựng như “Xời ơi, xương ơi là xương” “Ô chế à, chế chì chúng mình đi ngụ nhé!” khiến bé không nghe được âm chuẩn.
- Bé có vấn đề về thính giác.
- Bé có vấn đề về tâm lý như bố mẹ chia tay nhau, bố mẹ hay cãi nhau.
- Người gần gũi chăm sóc bé nói ngọng.
Bất luận là nguyên nhân nào, hậu quả cũng rất nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập và hòa mình với cộng đồng sau này của bé. Vậy làm thế nào để bé con của bạn sớm nói được và nói sõi, không gặp những vấn đề như đã nêu ở trên? Muốn vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
Nên trò chuyện với con từ khi bé còn nhỏ: Hiện nay, trên thế giới rất chú trọng tới việc trò chuyện với em bé từ khi còn trong bụng mẹ (còn gọi là “giáo dưỡng thai”). Khi bé ra đời, bố mẹ, nhất là mẹ hãy luôn dịu dàng tâm sự với bé. Bạn nên nói với bé rõ ràng, rành mach, câu chữ không quá dài và nhấn nhá truyền cảm. Khi nói chuyện với bé mới tập nói, hãy kiên nhẫn lắng nghe bé diễn đạt ý của mình, đừng vội xen vào “Cháu phải nói thế này mới đúng!..”, phản ứng như thế từ người lớn sẽ khiến bé mất tự tin vào bản thân và càng khó tìm từ để diễn tả hơn.
Khi bé chưa biết nói, bố mẹ vẫn cứ trò chuyện với bé bằng cách mô tả những hành động của chính mình và của bé. Ví dụ: “Ồ, bé tè dầm rồi đây này. Mẹ sẽ lấy bỉm khác mẹ thay cho con. Bỉm này khô, bỉm này thì ướt” Hoặc khi mát xa cho bé, mẹ nói: “Cái chân này, cái tay này, cái mũi này, cái má này…”
Chú ý tới ngôn từ khi nói chuyện với bé: Bạn hãy tập cách nói với bé một cách có lô gíc, ví dụ như, giải thích cho bé tại sao phải bật đèn, đừng nói đơn giản: “Bật đèn lên con”, hãy nói: “Bật đèn lên thì sáng, chúng mình sẽ nhìn thấy rõ. Nếu không bật đèn thì tối, chúng mình sẽ không nhìn thấy rõ mọi vật” . Khi nói chuyện, bạn có thể giúp bé mở rộng vốn từ của mình bằng cách dùng nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ gợi tả, gợi cảm trong câu chuyện của mình. “Cô Tấm thì chăm chỉ, cô Cám thì lười nhác.”
Cứ như vậy cho đến khi bé lớn dần, ngôn từ của mẹ cũng thay đổi cho phong phú nhưng nên có hệ thống, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn. Khi bé 1, 2 tuổi, bạn hãy sưu tầm nhiều bài thơ nhỏ (ví dụ: “Cốc cốc cốc – Ai gọi đó – Tôi là thỏ….”) hoặc những bài văn vần mình tự nghĩ ra… Điều này rất hữu ích cho việc học nói đúng của trẻ, nhất là các thanh trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, bạn hãy tập cách nói với bé một cách có lô gíc, ví dụ như, giải thích cho bé tại sao phải bật đèn, đừng nói đơn giản: “Bật đèn lên con”, hãy nói: “Bật đèn lên thì sáng, chúng mình sẽ nhìn thấy rõ. Nếu không bật đèn thì tối, chúng mình sẽ không nhìn thấy rõ mọi vật”
Người mẹ không nên sốt ruột khi bé nói lắp hoặc nói ngọng
Gần gũi với bé hằng ngày: Nếu bạn phó thác hoàn toàn việc chăm sóc, trò chuyện cùng bé cho ông bà hoặc người giúp việc, đôi khi bạn sẽ khó hiểu bé. Bạn hãy luôn là người hiểu bé nhất, hiểu bé cần gì ngay từ khi bé bắt đầu nói những từ đầu tiên. Trẻ thường rất bực bội và cáu kỉnh khi bố mẹ không hiểu mình. Và việc này ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bé.
Mỗi buổi tối, bạn có thể dành ra 30 phút để đọc sách cho bé nghe, cùng bé tập nói những từ ngữ mới. Qua cách đọc sách, kể chuyện cho bé qua những hình vẽ trong sách, bạn có thể dạy con một khối lượng lớn từ vựng trong giao tiếp và giúp bé cấu tứ mạch lạc những suy nghĩ của mình.
Tạo môi trường tốt cho bé: Hãy tạo cho bé môi trường sinh hoạt ấm cúng, có bạn bè thân thiết, vui vẻ, có những người thân yêu thương bé. Điều này cần thiết cho những trẻ hay nói lắp, hay nói ngọng. Đôi khi một cú sốc về tâm lý nào đó cũng khiến trẻ nói lắp hoặc nguy hiểm hơn nữa là bé sẽ không nói nữa và luôn giữ im lặng. Ngoài ra, bạn cũng nên nhắc nhở những người hay tiếp xúc với bé nói năng chuẩn mực, tránh những từ không hay, từ lóng, không nựng bé bằng cách nói sai theo bé khiến bé mất phương hướng không biết thế nào là chuẩn.
Người mẹ cũng đừng quá căng thẳng, quá coi trọng việc trẻ nói ngọng, nói sai. Tránh quát mắng, chì chiết, cười nhạo và chê bai bé. Thái độ càng bình tĩnh, càng kiên trì của bạn sẽ làm việc sửa lời ăn tiếng nói cho trẻ được thành công hơn.
- Khi còn nhỏ, bố mẹ ít chú ý trò chuyện với bé.
- Khi còn nhỏ, bố mẹ và gia đình quá chiều, hay nói nựng như “Xời ơi, xương ơi là xương” “Ô chế à, chế chì chúng mình đi ngụ nhé!” khiến bé không nghe được âm chuẩn.
- Bé có vấn đề về thính giác.
- Bé có vấn đề về tâm lý như bố mẹ chia tay nhau, bố mẹ hay cãi nhau.
- Người gần gũi chăm sóc bé nói ngọng.
Bất luận là nguyên nhân nào, hậu quả cũng rất nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập và hòa mình với cộng đồng sau này của bé. Vậy làm thế nào để bé con của bạn sớm nói được và nói sõi, không gặp những vấn đề như đã nêu ở trên? Muốn vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
Nên trò chuyện với con từ khi bé còn nhỏ: Hiện nay, trên thế giới rất chú trọng tới việc trò chuyện với em bé từ khi còn trong bụng mẹ (còn gọi là “giáo dưỡng thai”). Khi bé ra đời, bố mẹ, nhất là mẹ hãy luôn dịu dàng tâm sự với bé. Bạn nên nói với bé rõ ràng, rành mach, câu chữ không quá dài và nhấn nhá truyền cảm. Khi nói chuyện với bé mới tập nói, hãy kiên nhẫn lắng nghe bé diễn đạt ý của mình, đừng vội xen vào “Cháu phải nói thế này mới đúng!..”, phản ứng như thế từ người lớn sẽ khiến bé mất tự tin vào bản thân và càng khó tìm từ để diễn tả hơn.
Khi bé chưa biết nói, bố mẹ vẫn cứ trò chuyện với bé bằng cách mô tả những hành động của chính mình và của bé. Ví dụ: “Ồ, bé tè dầm rồi đây này. Mẹ sẽ lấy bỉm khác mẹ thay cho con. Bỉm này khô, bỉm này thì ướt” Hoặc khi mát xa cho bé, mẹ nói: “Cái chân này, cái tay này, cái mũi này, cái má này…”
Chú ý tới ngôn từ khi nói chuyện với bé: Bạn hãy tập cách nói với bé một cách có lô gíc, ví dụ như, giải thích cho bé tại sao phải bật đèn, đừng nói đơn giản: “Bật đèn lên con”, hãy nói: “Bật đèn lên thì sáng, chúng mình sẽ nhìn thấy rõ. Nếu không bật đèn thì tối, chúng mình sẽ không nhìn thấy rõ mọi vật” . Khi nói chuyện, bạn có thể giúp bé mở rộng vốn từ của mình bằng cách dùng nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ gợi tả, gợi cảm trong câu chuyện của mình. “Cô Tấm thì chăm chỉ, cô Cám thì lười nhác.”
Cứ như vậy cho đến khi bé lớn dần, ngôn từ của mẹ cũng thay đổi cho phong phú nhưng nên có hệ thống, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn. Khi bé 1, 2 tuổi, bạn hãy sưu tầm nhiều bài thơ nhỏ (ví dụ: “Cốc cốc cốc – Ai gọi đó – Tôi là thỏ….”) hoặc những bài văn vần mình tự nghĩ ra… Điều này rất hữu ích cho việc học nói đúng của trẻ, nhất là các thanh trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, bạn hãy tập cách nói với bé một cách có lô gíc, ví dụ như, giải thích cho bé tại sao phải bật đèn, đừng nói đơn giản: “Bật đèn lên con”, hãy nói: “Bật đèn lên thì sáng, chúng mình sẽ nhìn thấy rõ. Nếu không bật đèn thì tối, chúng mình sẽ không nhìn thấy rõ mọi vật”
Người mẹ không nên sốt ruột khi bé nói lắp hoặc nói ngọng
Mỗi buổi tối, bạn có thể dành ra 30 phút để đọc sách cho bé nghe, cùng bé tập nói những từ ngữ mới. Qua cách đọc sách, kể chuyện cho bé qua những hình vẽ trong sách, bạn có thể dạy con một khối lượng lớn từ vựng trong giao tiếp và giúp bé cấu tứ mạch lạc những suy nghĩ của mình.
Tạo môi trường tốt cho bé: Hãy tạo cho bé môi trường sinh hoạt ấm cúng, có bạn bè thân thiết, vui vẻ, có những người thân yêu thương bé. Điều này cần thiết cho những trẻ hay nói lắp, hay nói ngọng. Đôi khi một cú sốc về tâm lý nào đó cũng khiến trẻ nói lắp hoặc nguy hiểm hơn nữa là bé sẽ không nói nữa và luôn giữ im lặng. Ngoài ra, bạn cũng nên nhắc nhở những người hay tiếp xúc với bé nói năng chuẩn mực, tránh những từ không hay, từ lóng, không nựng bé bằng cách nói sai theo bé khiến bé mất phương hướng không biết thế nào là chuẩn.
Người mẹ cũng đừng quá căng thẳng, quá coi trọng việc trẻ nói ngọng, nói sai. Tránh quát mắng, chì chiết, cười nhạo và chê bai bé. Thái độ càng bình tĩnh, càng kiên trì của bạn sẽ làm việc sửa lời ăn tiếng nói cho trẻ được thành công hơn.
Vi Vi