Clip ngắn về 1 ngày của em bé bị tăng động giảm chú ý khiến bạn bật khóc
Đoạn phim ngắn sẽ giúp chúng ta hình dung cụ thể về chứng tăng động giảm chú ý một số trẻ em mắc phải.
Bệnh ADHD hay còn gọi là bệnh tăng động giảm chú ý, một dạng rối loạn xuất hiện trong thời thơ ấu. Căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp không chỉ tới khả năng học tập mà còn cả mối quan hệ xã hội của trẻ. Trong một vài trường hợp, bệnh ADHD rất khó để phát hiện.
Một ngày của em bé bị tăng động giảm chú ý
Thật khó để hiểu được những triệu chứng cụ thể hay biểu hiện của bệnh ADHD. Nhà làm phim Thụy Điển Erik Rosenlund đã thực hiện một đoạn phim ngắn có tên gọi "Falling Letters" giúp mọi người có thể hình dung khá rõ ràng về căn bệnh này.
Đoạn video ngắn về cuộc sống của những đứa trẻ bị tăng động.
Đoạn phim kể về một ngày của một cậu bé bị mắc chứng ADHD, từ việc bé xao nhãng trong lớp học, không tập trung dù là đang ăn ở trường hay khi đứng đợi ở bến xe bus. Em cũng gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm một người có thể đồng cảm, hiểu mình. Khi em rơi vào trạng thái tuyệt vọng vì cô đơn thì không ai khác, người cha đã dang rộng vòng tay ôm em vào lòng. Đoạn phim không lời ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nó cho thấy sự hỗ trợ của bố mẹ chính là liều thuốc hữu hiệu giúp các em bé bị bệnh tăng động giảm chú ý hòa mình vào thế giới bình thường.
Với những trẻ bị tăng động giảm chú ý ngay cả việc học tập cũng trở nên khó khăn.
Những đứa trẻ mắc bệnh này có nguy cơ mắc chứng mất ngủ, ngủ không yên giấc. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và ủ rũ. Một nghiên cứu năm 2006 đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh tăng động giảm chú ý có nhiều khả năng mắc chứng ngủ ngày và có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh ngưng thở khi ngủ. Các nhà nghiên cứu tin rằng: bệnh ADHD, các vấn đề liên quan đến giấc ngủ và thiếu ngủ đều liên quan đến nhau.
Ngay cả trong lúc ăn, lúc gọi điện thoại, các em cũng không thể tập trung.
Cuộc sống của một đứa trẻ mắc tăng động giảm chú ý dường như rất cô đơn, chúng luôn chật vật để tìm kiếm một người có thể đồng cảm và thấu hiểu mình. Chính vì luôn mất tập trung, hiếu động nên trẻ mắc bệnh này không bao giờ có thể hoàn thiện việc của mình. Thế nên trẻ rất dễ rơi vào tuyệt vọng, luôn cảm thấy bị cô lập và thất bại dưới những ánh nhìn khó chịu của mọi người, có thể cả chính cha mẹ mình với mác “trẻ hư”.
Vì vậy trẻ bị ADHD luôn cảm thấy rất cô đơn.
Và sự hỗ trợ của bố mẹ chính là liều thuốc hữu hiệu giúp các em bé bị bệnh tăng động giảm chú ý hòa mình vào thế giới bình thường.
Dấu hiệu trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý - ADHD
Để tránh gắn mác “hư” oan uổng cho trẻ, các bậc cha mẹ cũng nên hiểu rõ căn bệnh này như thế nào.
Nếu thỉnh thoảng trẻ quên làm bài tập về nhà, mất tập trung trên lớp, hành động thiếu suy nghĩ, hoặc ngồi không yên khi ăn thì đó là điều bình thường. Tuy nhiên, việc thiếu chú ý, bốc đồng và hiếu động thái quá, thường xuyên, đó là dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý.
Bệnh tăng động giảm chú ý khiến trẻ thấy khó khăn trong việc kiểm soát các phản ứng tự phát liên quan đến tất cả mọi thứ, từ vận động, đến nói năng và cả sự tập trung.
Với trẻ đang ở độ tuổi đến trường, biểu hiện thường thấy của bệnh ADHD xảy ra ở những đứa trẻ không lúc nào ngồi yên, dường như chẳng lúc nào chú ý đến lời người khác nói, không theo những chỉ dẫn dù người lớn có giải thích với chúng rõ ràng đến mức nào, hay chúng thốt ra những lời nói không đúng lúc, đúng chỗ; trẻ dễ bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh, hay để quên và làm thất lạc đồ. Đôi khi những đứa trẻ này được dán luôn mác “hư đốn”, chuyên gây rối, hoặc bị chỉ trích là lười biếng và vô kỷ luật. Lúc đó, có thể trẻ đã mắc ADHD. Bệnh này khiến trẻ thấy khó khăn trong việc kiểm soát các phản ứng tự phát liên quan đến tất cả mọi thứ, từ vận động, đến nói năng và cả sự tập trung.
Còn trẻ dưới độ tuổi đó thì sao? Đối với trẻ tầm 2 tuổi mà chưa nói được từ nào và cũng chưa hiểu được các mệnh lệnh thông thường, trong trường hợp này có thể đánh giá rằng bé đang trong trường hợp nghi ngờ chậm phát triển ngôn ngữ.
Nếu phát hiện ra trẻ có dấu hiệu trên, hãy cho trẻ đi khám tại các bệnh viện nhi khoa để kiểm tra lâm sàng y học xem con bạn có cấu tạo bộ phận phát âm, đặc điểm của não, hệ thần kinh dẫn đến việc chậm nói hay hành vi nghịch ngợm, hiếu động hay không. Ngoài ra bạn cũng có thể đưa trẻ đến các trung tâm hỗ trợ tâm lý trẻ để kiểm tra và được tư vấn kịp thời, hợp lý giúp bé phát triển tốt hơn.