Chuyên gia giải đáp về mồ hôi trộm gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Với sức đề kháng yếu, làn da sơ sinh mỏng manh, những nguyên nhân tự phát bên trong cũng như bên ngoài như thời tiết, vật dụng… đều dễ khiến trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa, khiến trẻ ngứa ngáy, hay quấy khóc, khó ngủ. Trong đó, mồ hôi trộm được xem là một trong những “thủ phạm” gây nên sự phiền toái này.
Phần lớn các mẹ không nghĩ rằng mồ hôi trộm có thể gây ra tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên theo chia sẻ của TS - BS Phạm Lê Duy (Bệnh Viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh) thì đây là một thực tế mẹ cần phải chú ý để lựa chọn giải pháp chăm sóc con phù hợp. Cụ thể như thế nào, mẹ cùng chuyên gia giải mã nhé!
Hiểu đúng về mồ hôi trộm, nguyên nhân gây nên viêm da cơ địa để chủ động chăm sóc con tốt hơn nào mẹ ơi!
Mồ hôi trộm gây viêm da cơ địa nghiêm trọng thế nào?
Không đúng như suy nghĩ của đa số các mẹ, mồ hôi trộm tưởng chừng là hiện tượng sinh lý vô hại nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ, kể cả có hay không vấn đề viêm da cơ địa. Theo chia sẻ từ chuyên gia, mồ hôi chứa rất nhiều những chất khác nhau như các loại muối, urea, lactic acid, các peptide kháng khuẩn, histamine, đặc biệt là chứa các enzyme protease.
Với tính chất da sơ sinh mỏng manh và vô cùng nhạy cảm, sự xuất hiện thường xuyên của mồ hôi trộm có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, mẹ cần lưu ý. Đầu tiên là rôm sảy (milia): tình trạng này làn da sẽ xuất hiện rải rác các nốt sần nhỏ màu trắng hoặc đỏ do bít tắc các tuyến mồ hôi, hoặc từ các loại quần áo dày, bí bách mà mẹ cho trẻ mặc. Trạng thái này xảy ra nhiều nhất là ở các vùng lưng, ngực, bụng của trẻ do phần lớn thời gian của trẻ sơ sinh là nằm ngủ, mồ hôi vùng lưng (vùng eo gần về phía mông) và vùng bụng khi tiết ra thấm vào quần áo, tã dán thiếu độ thấm hút cũng sẽ khiến tình trạng ứ đọng diễn ra và khiến trẻ bị rôm sảy. Bên cạnh đó, một tình trạng thường thấy khác ở trẻ sơ sinh thường xuyên đổ mồ hôi trộm là hăm kẽ: Xuất hiện tại những vùng da nếp gấp như cổ, nách, bẹn háng thường chịu lực ma sát nhiều. Tình trạng kéo dài sẽ khiến vùng da đổ mồ hôi bị tấy đỏ, viêm da tiết bã (những vùng da viêm đỏ có đóng vảy vàng bên trên) và thậm chí chảy dịch, có thể bội nhiễm thêm vi trùng hoặc nấm.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, đối với trẻ sơ sinh đã sẵn bị viêm da cơ địa, sự xuất hiện của mồ hôi trộm có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn qua một số cơ chế: Mồ hôi gây kích ứng da liên quan đến sự phóng thích một chất dẫn truyền thần kinh; mồ hôi có thể gây dị ứng tức thời do có chứa một loại protein của nấm Malassezia thường trú trên da của trẻ; ngoài ra, trên da sơ sinh đang bị tổn thương do viêm da cơ địa, mồ hôi từ tuyến mồ hôi có thể bị thấm ra các mô dưới da, gây kích ứng các mô đó và làm cho ngứa hay đỏ da.
Chia sẻ về vấn đề viêm da ở trẻ sơ sinh, chị Quỳnh Vy (Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: "Vì nghĩ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh cũng giống như mồ hôi người lớn nên thời gian đầu chăm bé mình không để ý tới mấy. Về sau, da bé bị rôm sảy quanh khu vực lưng trải đến phần mông, mình mới tá hỏa, bắt đầu để tâm hơn trong việc vệ sinh cơ thể, lau mát cho con. Nhưng công nhận đây là một công việc hơi cực thật vì có bao nhiêu thứ phải làm. Mình có đi hỏi thăm nhiều bà mẹ bỉm sữa khác để tìm hiểu về vấn đề này thì cũng nhận được những chia sẻ tương tự của các mẹ".
Giải pháp nào cho tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh?
Để giúp chị Quỳnh Vy và các mẹ giảm bớt nỗi lo canh cánh về mồ hôi trộm, dưới đây là một vài giải pháp gợi ý giúp tránh xa bệnh viêm da do mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh. Theo đó, quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể sơ sinh diễn ra mạnh mẽ, thân nhiệt trẻ tăng cao, trẻ đổ nhiều mồ hôi trộm. Thế nên, để hạn chế mồ hôi trộm, mẹ cần cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Mẹ cũng nên theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ (lý tưởng vào khoảng 26oC), giữ cho phòng thoáng khí. Ngoài ra, mẹ lưu ý không dùng nước quá nóng (trên 34oC), không tắm trẻ nhiều lần trong ngày bởi dễ khiến thiên thần nhỏ cảm lạnh, cũng như dễ gây tổn thương cho da của trẻ. Với những vùng da thường xuất hiện mồ hôi trộm như vùng lưng (gần mông) và vùng bụng là những vị trí mẹ thường ít để ý đến, việc lựa chọn một chiếc tã dán sơ sinh mềm mại, thấm hút mồ hôi trộm ở những vị trí này hiệu quả chính là giải pháp giúp mẹ chăm sóc con tốt hơn so với việc "chữa cháy" bằng cách mang con đi tắm rửa hoặc lau/chà xát da thường xuyên bằng các loại vải có chất liệu thô ráp.
Tã dán sơ sinh Bobby đệm thun thấm mồ hôi mới chính là giải pháp hiệu quả giúp mẹ giảm nỗi lo về mồ hôi trộm, cũng như ngăn chặn được tình trạng viêm da ở trẻ.
Như một sự lựa chọn lý tưởng mẹ có thể cân nhắc đến: Tã dán sơ sinh Bobby cải tiến đệm thun thấm mồ hôi với lớp đệm Công nghệ green tissue êm mềm giúp thấm khô tức thì mồ hôi trộm, giữ vùng lưng và vùng bụng của bé luôn khô thoáng. Tã dán sơ sinh Bobby có thiết kế bề mặt 4.000 lỗ thấm siêu tốc giúp thấm hút tốt chất tiêu bẩn, kết hợp cùng đệm thun thấm khô mồ hôi trộm sẽ giữ cho trẻ khô thoáng hoàn hoàn, giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc hơn, hạn chế nguy cơ bị đánh thức bởi sự ẩm ướt. Ngoài ra, bề mặt mềm mại Cotton-Soft bổ sung Vitamin E sẽ thay mẹ nâng niu làn da sơ sinh mỏng manh, nhạy cảm.
Việc chọn lựa một chiếc tã dán sơ sinh mềm mại, khô thoáng thật sự là giải pháp hiệu quả giúp mẹ hạn chế được mồ hôi trộm, qua đó giảm thiểu nguy cơ có thể gây ra tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần nhỏ.