Chọn tôm cho thực đơn hàng ngày của con
Tôm rất tốt cho sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé. Nhưng mẹ vẫn băn khoăn chọn tôm đồng hay tôm nuôi, cách chế biến thế nào để "giữ chất"?
Tôm là thực phẩm an toàn cho bé
Trong tôm có nhiều vitamin B12, axit béo Omega 3 góp phần tạo nên sự bền vững của thành mạch máu. Tuy nhiên, cho bé ăn tôm quá nhiều và liên tục có thể làm tăng 7% Cholesterol xấu, 12% Cholesterol tốt và giảm 13% lượng chất béo có hại.
Axit béo Omega 3 giúp giảm 37 % nguy cơ ung thư ruột kết. 100g tôm cung cấp cho bé hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày. Selen giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và giúp loại bỏ những tế bào bất thường trong cơ thể.
Tôm chứa DHA tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé. So với những loại cá có thể chứa lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ đại dương... tôm thật sự là thức ăn an toàn cho bé. 100g tôm cung cấp năng lượng cho cơ thể mỗi ngày, giúp não bộ bé xử lý thông tin nhanh và linh hoạt.
Mẹ chọn loại tôm nào?
Nên chọn loại tôm sống, còn bơi lội, không có mùi khó chịu, không mềm nhũn, đầu không bị tách khỏi thân, không bị nhớt.
Nên dùng tôm tươi hoặc tôm để ngăn mát trong tủ lạnh 2 ngày. Tôm để trong ngăn đá tủ lạnh có thể bảo quản tới 2 tháng. Nhưng mẹ không nên dùng cách này, trừ trường hợp bất khả kháng.
Nếu mẹ mua nhiều tôm, hãy sơ chế, chia ra thành từng hộp nhỏ, cất ngăn đá nấu cho bé ăn dần. Trước khi nấu, mẹ nên để tôm xuống ngăn mát thay vì rã đông bằng nước lã hay lò vi sóng.
Chế biến tôm nào
Khi chế biến, cần bóc bỏ phần phân trên đầu tôm và bỏ chỉ đen trên lưng tôm, rửa sạch.
Mẹ có thể trộn tôm vào bột/cháo của con. Thay vì dùng tôm sống, mẹ có thể luộc/hấp trước khi xào hoặc xay, giã nhỏ, tránh tôm bị vón cục.
Tốt nhất mua tôm đồng nhỏ, tươi rói, có trứng về cắt râu, chỉ bóc vỏ đầu và đuôi (vì cứng), bỏ phần phân ở đầu tôm. Sau đó đem luộc, để nguội, xay nhuyễn nấu bột/cháo cho bé ăn. Mẹ không sợ bé hóc đâu nhé! Khi nấu lên vỏ tôm đã xay rất mịn không thể phân biệt được đâu là vỏ tôm và đâu là thịt tôm đâu, vừa ngọt vừa ngon cung cấp nhiều canxi cho con.
Mẹ nên nấu tôm với bí xanh+cà rốt, bí ngồi+cà rốt, rau ngót, mùng tơi, rau cải... tránh nấu chung tôm với các loại thực phẩm kỵ nhau, gây nguy hiểm cho bé.
Lưu ý:
Không được cho bé ăn tôm hay các loại hải sản sống, tái, chưa chín kỹ vì bé dễ mắc bệnh giun sán.
Tôm cũng là một trong những loại thực phẩm gây dị ứng cao. Mẹ chỉ nên cho con ăn thử ít một để xem phản ứng trước khi đưa tôm vào thực đơn hàng ngày của con.