Chọn “đạm” nào cho trẻ?

,
Chia sẻ

Đạm là một trong bốn nhóm không thể thiếu trong bữa bột hàng ngày của bé. Tuy nhiên, thừa đạm hay thiếu đạm trong bữa ăn của bé đều gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chất đạm, hay còn gọi là protein được xếp vào nhóm các chất tối quan trọng, không thể thiếu được trong nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Trẻ thiếu chất đạm rất dễ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một điều ngược lại không phải bà mẹ nào cũng biết, đó là nếu thừa quá nhiều chất đạm, trẻ cũng sẽ dễ bị những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Nếu bé bị thiếu đạm, bé sẽ gặp phải các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, thường xuyên bị nhiễm trùng, mắc các bệnh về huyết áp, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, cơ thể không phát triển hoàn thiện được. Nếu thiếu chất đạm một thời gian dài, tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng nghiêm trọng sẽ chuyển sang thiếu máu, thiếu sắt. Sức đề kháng của bé bị suy yếu, hệ thống miễn dịch suy giảm, bệnh tật tiến công liên tục, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn.

Khi trẻ thiếu đạm quá nặng trong một thời gian quá dài. Lúc này trẻ sẽ bị phù toàn thân, da bong ra từng mảng, mắt có thể bị mù lòa và thậm chí tử vong nếu không cứu chữa kịp thời.

Tại sao chất đạm lại cần thiết cho cơ thể bé?

Vì protein là thành phần cơ bản của tế bào và là yếu tố tạo hình chính của các bộ phận trong cơ thể. Một số protein đặc hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng, tham gia vào thành phần các men, nội tiết tố, kháng thể và các hợp chất khác.

Đặc biệt, bạn cần biết rằng các axid amin là thành phần chính của phân tử protein, sẽ kết hợp với nhau trong những liên kết khác nhau. Nhờ quá trình tiêu hóa, protein được phân giải thành các axid amin. Các axid amin được hấp thu từ ruột vào máu rồi tới các tổ chức, tại đây nó được sử dụng để tổng hợp các protein đặc hiệu trong cơ thể.

Nếu thiếu các axid amin này, sự phát triển của cơ thể sẽ có vấn đề ngay. Axid amin không chỉ tham gia vào quá trình tổng hợp đạm của cơ thể mà còn phải hoàn lại nhiều thành phần chức năng phức tạp và quan trọng khác. Một số tham gia vào chức năng tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận , tuyến sinh dục, một số có liên quan đến quá trình tạo máu.
Đậu xanh hạt cung cấp nhiều chất đạm cho bé
 

Mẹ cho con ăn quá nhiều đạm cũng không tốt

Mẹ luôn bị ám ảnh chuyện lo trẻ thiếu đạm, muốn con hay ăn chóng lớn, phát triển vượt trội nên cả ngày bổ sung cho con thật nhiều đạm, thật nhiều thịt cá thì cũng …không tốt! Mẹ cần biết rằng trong quá trình tiêu hóa, chất đạm lại là chất có khả năng tạo nhiều sản phẩm trung gian gây độc. Chất đạm quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể của bé cũng bị “đù” theo.
 
Khi thừa đạm, trẻ sẽ khó tiêu hóa, hay bị táo bón, từ đó dẫn đến chán ăn, cơ thể cứ thấy thịt cá là sợ… Trẻ thừa đạm thì cơ thể cũng đâm ra khó hấp thu các loại vitamin cần thiết khác cho cơ thể, khiến cơ thể không phát triển bình thường được nữa.

Vậy nên cho trẻ ăn bao nhiêu đạm là vừa?

-          Trẻ dưới 1 tuổi, nhu cầu đạm khoảng 20-25g mỗi ngày.

-          Trẻ từ 1-3 tuổi, nhu cầu đạm khoảng 28-30g mỗi ngày.

-          Trẻ từ 4-6 tuổi, nhu cầu đạm khoảng 36-40g mỗi ngày.

-          Trẻ từ 7-9 tuổi, nhu cầu đạm khoảng 40-45g mỗi ngày.

-          Trẻ trên 10 tuổi, nhu cầu đạm khoảng 60-60g mỗi ngày.

Lượng đạm trong thực phẩm thường gặp

Tên thực phẩm
Số g đạm trong 100g thực phẩm
Gạo tẻ
7,6
Thịt heo nạc
19,0
Trứng gà
14,8
Trứng vịt
13,0
Thịt bò
21,0
Thịt gà
22,4
Cá chép
16,0
Đậu hũ
10,9
Đậu xanh hạt
23,4
 
Nam Hải
(Tổng hợp)

 

Chia sẻ