Cho trẻ con ăn vải thiều đúng cách
Vải thiều có vị ngọt mềm luôn thu hút trẻ em vào những ngày hè. Tuy nhiên phải ăn đúng cách để không bị ảnh hưởng sức khoẻ.
Vào mùa vải thiều nở rộ, trẻ em rất mê loại quả ngọt lịm nên đôi khi không thể ngừng ăn. Nhưng loại hoa quả này có lượng đường cao nên không thể dùng quá nhiều nên có thể gây ra 2 vấn đề sức khỏe.
Khi trẻ ăn quá nhiều vải, đường có nồng độ cao sẽ tiếp tục đi vào miệng và cổ họng, áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào sẽ tăng cao khiến các mô trong miệng, họng bị mất nước. Từ đó khiến miệng và lưỡi có cảm giác khô, cổ họng có cảm giác khô và se. Ngoài ra, cùi của hầu hết các loại vải thiều cứng và có thể đọng lại trong các kẽ hở giữa các răng của trẻ. Những cặn bã có hàm lượng đường cao này sẽ tiếp tục gây kích ứng cho vùng miệng mỏng manh và gây ra các triệu chứng viêm nhiễm như đỏ, sưng tấy và loét .
Trẻ ăn quá nhiều vải thiều dễ có cảm giác no trong thời gian ngắn nhưng thực tế dinh dưỡng của vải không đủ để thay thế một bữa ăn chính.
Cha mẹ nên giám sát trẻ khi ăn vải thiều để tránh bị hóc hạt. Và phân bố lượng quả ăn hàng ngày cho trẻ ăn ngon mà vẫn khoẻ. (Ảnh: Weibo)
Ngoài 2 vấn đề này, một số phụ huynh cũng có thể lo lắng về nguy cơ hạ đường huyết vì ăn vải thiều chưa chín khi đói. Các triệu chứng chính bao gồm chóng mặt, mệt mỏi, đổ mồ hôi, da xanh xao, đánh trống ngực... Khó thở và rối loạn nhịp tim cũng có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia, lượng trái cây được khuyến nghị mỗi ngày cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau: trẻ từ 7 tháng - 12 tháng tuổi là 25 gr - 100 gr (quy đổi 20g/quả thì khoảng 2 - 4 quả), 2 tuổi - 3 tuổi là 100 gr - 200 gr, mỗi độ tuổi tăng dần 100 gr.
Đối với bé dưới 4 tuổi, bố mẹ phải kiểm tra, xử lý trước khi đưa cho bé. Nếu muốn bé ăn các loại trái cây khác, bạn cần trừ đi một ít quả vải trong lượng này để lượng đường không vượt quá nhu cầu cần thiết hàng ngày của trẻ.
- Protein trong vải thiều có thể gây dị ứng ở một số trẻ, gây phát ban da, ngứa, tiêu chảy và các phản ứng khác. Khi cho bé ăn vải lần đầu tiên, bạn nhớ thử một lượng nhỏ để đảm bảo bé không bị dị ứng trước khi tiếp tục.
- Chú ý bỏ lõi và bỏ cùi cho bé ăn
Đặc biệt đối với trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ bị nghẹn khi ăn trái cây có hạt. Cha mẹ phải loại bỏ hạt cẩn thận và trông chừng trẻ ăn.
Đối với những trẻ chưa phát triển khả năng nhai hoàn thiện thì tốt nhất nên cắt thành từng miếng nhỏ và cho trẻ ăn.