Chẳng phải nước ngoài, khu du lịch sang chảnh, nơi Ly Kute đưa con trai đến vào kì nghỉ đông khiến nhiều người ngỡ ngàng
Cậu bé Khoai Tây đã có những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ tại đây.
Sau khi thông báo kết hôn, Ly Kute vẫn thi thoảng chia sẻ cuộc sống về gia đình mới. Dù đã có thêm một bờ vai để dựa dẫm nhưng với cô, con trai Khoai Tây luôn là ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Khoai Tây xuất hiện trên trang cá nhân của mẹ thường xuyên, ngày càng đẹp trai, cao ráo và ngoan ngoãn.
Hiện tại, ở nhiều trường học đang là quãng thời gian học sinh được nghỉ đông. Kỳ nghỉ đông của các trường truyền thống thường kéo dài 1-2 tuần, bắt đầu trước lễ Giáng sinh đến một tuần sau ngày đầu tiên của năm mới.
Khoai Tây cũng được nghỉ đông 1 tuần. Thông thường, các em bé showbiz sẽ được mẹ cho đi du lịch, khu nghỉ dưỡng, villa hoặc các nơi sang chảnh. Tuy nhiên, Ly Kute lại cho con trai đến một nơi rất đặc biệt. Đó là Làng H'mông nguyên thuỷ, Hang Táu, Mộc Châu.
Ly Kute chia sẻ: "Kỳ nghỉ đông "rét mướt" đáng nhớ của bạn Tây". Đợt này, cậu bé được đi cùng ông bà, trải nghiệm cái lạnh giá buốt của trời đông. Trông Khoai Tây rất chững chạc, trưởng thành, được chứng kiến cuộc sống của đồng bào trên Mộc Châu.
Có lẽ chuyến đi này đem lại rất nhiều kỷ niệm cho cậu bé. Một số nơi phù hợp cho bé khám phá Mộc Châu là: Thăm Làng Nguyên thuỷ; Thác Nàng Tiên, thác Chiềng Khoa; Hái dâu tây tại các vườn dâu; Thăm đồi chè trái tim; Khu sinh thái Rừng Thông Bản Áng...
Đưa trẻ lên vùng cao có ý nghĩa gì với các bé
Đối với những đứa trẻ được sinh ra và sống nơi đô thị, xung quanh chúng có rất nhiều nơi vui chơi giải trí, đầy ắp hàng quán ăn vặt. Những đứa trẻ này khó cảm nhận được sự lao động vất vả của người nông dân ở những vùng quê nông thôn.
Vì vậy, cha mẹ nên dành thời gian đưa con nhỏ về nông thôn để tận mắt chứng kiến cảnh người nông dân lao động chăm chỉ ra sao.
Đối với trẻ lớn, có thể cho con trải nghiệm một ngày làm nông dân như tự mình trồng trọt, tưới tiêu, thu hoạch và các hoạt động thực tế khác.
Qua đó dạy con biết quý trọng những gì mình tự dùng sức lao động để đánh đổi. Cũng biết quý trọng hạt gạo, củ khoai và những thứ bình dị thường ngày.
Chúng ta đều biết rằng, trẻ em sinh ra trong gia đình nghèo phải mang trọng trách lo cho gia đình sớm. Ở những vùng miền núi nghèo nàn, lạc hậu, không có internet, không có sân chơi, không có khu mua sắm,... Sống trong môi trường thiếu thốn vật chất, trẻ em miền núi sau giờ học phải phụ cha mẹ chăn bò, chăn trâu.
Nhưng trẻ em ở miền núi nghèo sẽ không bao giờ phàn nàn, vì các em biết rằng học tập là cách duy nhất để thoát nghèo, thay đổi số phận của mình.
Chính vì vậy, nếu có điều kiện, cha mẹ hãy đưa con đến những vùng núi nghèo, cho con tiếp xúc và kết bạn với đứa trẻ chăm chỉ này. Đồng thời hãy giải thích cho con hiểu rằng, dù nghèo nhưng các bạn vẫn chăm chỉ học tập và làm việc. Sau đó đem so sánh lại với điều kiện sống đủ đầy mà các con đang có.