Chăm sóc trẻ sơ sinh hằng ngày
Chăm sóc những thiên thần bé nhỏ thực sự như một nghi lễ đối với những ông bố bà mẹ trẻ.
|
Chú ý: Các khăn tắm phải sạch sẽ, nếu không đó sẽ là nơi cung cấp mầm gây bệnh kí sinh. Đối với tóc, cần dùng dầu gội hàng ngày trong 4 tháng đầu tiên để nhằm loại bỏ lớp da cáy. Xoa nhẹ nhàng đầu bằng dầu thích hợp rồi dùng vòi nước hoa sen có nước ấm hay dùng cốc nhựa dội thật nhẹ, từ từ lên đầu bé. Cuối cùng, khi mọi thủ tục đã hoàn tất, quấn bé vào trong khăn tắm mềm, lau sạch mọi kẽ da để sự ẩm ướt không lưu lại, tấn công làn da nhạy cảm của bé.
Vệ sinh phần kín
Vệ sinh mông luôn đi kèm với việc thay đồ cho bé. Việc vệ sinh vùng này thường xuyên là rất tốt, giúp bảo vệ da của bé, bởi trong phân và nước tiểu có chứa axit và các vi khuẩn gây hại. Cần chú ý làm khô bé với khăn tắm thấm nước bằng những cái vỗ vỗ nhẹ liên tiếp, đặc biệt chú ý đến những nếp gấp ở bẹn. Cơ quan sinh dục của bé cũng cần được chăm sóc kĩ lưỡng. Đối với một bé gái, sử dụng miếng gạc hay vải côttông ướt không có xà phòng vệ sinh trong mọi nếp gấp (kể cả những mép âm đạo) và theo hướng từ âm hộ xuống hậu môn.
Đối với bé trai, rửa sạch với một miếng gạc giấy hay vải côttông ướt không xà phòng làm sạch dương vật cũng như phần đầu của quy đầu, khi tiến hành phải thật nhẹ nhàng, tránh vén bao quy đầu khi bé chưa được 4 tháng tuổi. Trong trường hợp có những nốt đỏ, trầy xước, hãy dùng thuốc mỡ hay nước rửa vệ sinh để bảo vệ và làm dịu các biểu bì ở mông.
Thay quần áo
Công việc này phải thực hiện 6-10 lần/ngày trong những tháng đầu tiên với các thao tác thuần thục. Tã lót cần thiết phải được chuẩn bị đầy đủ. Đặt nhẹ nhàng bé nằm duỗi thẳng trên giường hay bàn quấn tã, ở dưới lót một khăn vẹ sinh sạch. Mở từng lớp tã, đầu tiên là vệ sinh phần mông rồi gấp tã lại đặt dưới mông. Sau đó lấy tã bẩn đi, thay bằng tã sạch. Chú ý khi buộc tã, nút buộc phải cao hơn rốn, với bé trai cần để “chim” của bé phía dưới nút buộc để không bị di chuyển lên phần trên khiến bé đau. Trong khi thay tã, không được rời bé một giây và một tay luôn giữ bé để phòng những tình huống rủi ro như bé ngọ nguậy rồi ngã...
Vệ sinh cuống rốn
Cuống rốn sẽ tự rụng trong khoảng 5 - 15 ngày. Rất nhiều bác sỹ khuyên các bà mẹ chú ý vệ sinh đến vùng nhạy cảm này (bôi iodine ở phần cuối của cuống rốn), luôn để thoáng khí để cuống rụng nhanh. Chú ý khi quấn tã không động đến vùng này. Khi cuống rốn rụng, vết sẹo nhỏ sẽ nhanh chóng liền lại. Nhưng khi thấy có các biểu hiện bất thường như cuống tấy đỏ, có mủ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.
Vệ sinh mắt
Khi mới sinh, đôi mắt của bé rất yếu ớt, lông mi thường bị dính vào buổi sáng. Dùng một miếng gạc (bông) tiệt trùng tẩm nước muối sinh lý 90/00 để lau sạch mắt cho bé, mỗi bên một miếng riêng biệt. Bắt đầu từ vùng sạch nhất để tránh dây ghèn mắt ra các khu vực khác. Bạn đừng quá lo lắng khi thấy ghèn mắt màu trắng, đôi khi có kèm với ít máu, đó không phải là triệu trứng của nhiễm trùng. Nguyên nhân là do việc giảm progesteron lấy từ cơ thể mẹ khi còn trong bụng mẹ nên chúng sẽ tự biến mất. Để yên tâm hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.
Vệ sinh mũi
Thường xuyên lau mũi cho bé bằng những miếng bông nhỏ khử trùng, tẩm nước muối sinh lý 90/00 (mỗi bên lỗi tai dùng một miếng bông vệ sinh riêng). Hết sức cẩn thận khi đưa miếng bông vào sâu trong cánh mũi, ngoáy thật nhẹ để lấy hết các chất nhớt. Các bé không hề thích thú với hành động này đâu.
Vệ sinh tai
Đối với tai, không được sử dụng các dụng cụ cứng và có đầu nhọn để làm sạch vành và lỗ tai. Chọn một que tăng bông nhỏ, làm thật khéo, nhẹ nhàng để không làm thủng màng nhĩ của bé. Khi thao tác, bạn cần giữ đầu của bé thật chắc để tránh bé ngọ nguậy, khiến việc vệ sinh không an toàn.
Vệ sinh móng tay
Kiểm tra tình trạng móng tay của bé nhiều lần trong tuần và chỉ khi bé tròn 1 tháng tuổi thì mới được cắt móng tay. Nếu chúng quá dài hay gãy thì cần sửa móng tay của bé ngay. Sử dụng những chiếc bấm móng tay thật sắc, đầu tròn phù hợp, tránh để lại những miếng mẩu móng tay thừa ở hai bên móng, đó có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm và đặc biệt không nên cắt móng tay quá ngắn.
Túi đựng dụng cụ vệ sinh lý tưởng
Mọi thứ của bé cần được xếp sắp ngăn nắp, giúp tiết kiệm thời gian trong trường hợp phải thay tã hay làm vệ sinh cho bé. Đừng tự biến mình thành “con rối” chạy lăng xăng, bới tung khắp bốn góc nhà để tìm đồ, mà hãy học cách sắp xếp mọi dụng cụ dành cho bé trong chiếc túi xinh xinh hay chiếc làn nho nhỏ sẽ rất có ích khi bé ở nhà hay trong những chuyến đi chơi cùng cha mẹ.
Sử dụng sản phẩm thích hợp
Da của bé rất mịn, mềm mại và thơm. Đây là làn da mỏng, yếu ớt và nhạy cảm nên rất cần được chú ý. Làn da đáng yêu đó của bé chưa thể chống lại các tấn công từ bên ngoài. Với trẻ sơ sinh, biểu bì ngoài cùng có chứa rất ít các mélanocit (tế bào sắc tố), nên da của bé rất nhạy cảm với những tia cực tím, vì thế không nên đưa bé ra nắng vào những lúc nắng to, tốt nhất nên tắm nắng cho trẻ trước 9 giờ sáng.
Khi mới sinh, lớp da trong chân biểu bì còn rất mỏng, các sợi đàn hồi và các thớ colagen mỏng hơn so với người trưởng thành nên da hấp thụ các chất rất nhanh. Tỷ lệ giữa bề mặt da/trọng lượng của trẻ sơ sinh là 647 trong khi ở người trưởng thành là 243. Chính vì thế, sự tích tụ trong cơ thể bé lớn hơn nhiều sơ với người lớn. Nguy cơ nhiễm độc cũng lớn hơn nếu các sản phẩm cho bé không thích hợp hay chứa nhiều chất hóa học, cồn. Các chức năng của tuyến mồ hôi và bã nhờn ở bé chưa hoàn toàn vận hành tốt. Bé cũng chưa có hàng rào bảo vệ giúp duy trì độ trung tính của da, nên khả năng chống lại sự phát triển của các tế bào mầm gây bệnh còn rất yếu.
Các tuyến mồ hôi của trẻ đang bú chưa trưởng thành nên tập trung chủ yếu ở gan bàn tay, chân và đầu, nên bé điều hòa thân nhiệt kém, cực kì nhạy cảm với nóng và lạnh. Phải đến khi bé được 2 tuổi, da của bé mới trưởng thành. Trước thời gian đó, các bà mẹ cần chú ý sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng để giảm thiểu các nguy cơ dị ứng.
Các sản phẩm vệ sinh cho bé như sữa tắm, dầu gội đầu, kem... không có màu, không có hương thơm, chúng thường đơn giản và dịu nhất có thể, được các thầy thuốc y khoa da kiểm nghiệm trước khi cho lưu thông trên thị trường. Hãy cảnh giác với những "kẻ" tấn công da của bé: sự cọ xát vào tã, ẩm ướt kéo dài, vị trí nằm ngửa, nước tắm nhiều canxi, nóng, lạnh, mặt trời, ô nhiễm, các sản phẩm không thích hợp...