Cha mẹ cho trẻ tập thể dục, thể thao nên tránh 4 điều dưới đây nếu không muốn sức khỏe con bị ảnh hưởng

An Chi,
Chia sẻ

Trẻ luyện tập thể dục, thể thao rất tốt nhưng có một số lưu ý cha mẹ cần nắm rõ.

Tập thể dục là việc làm cần thiết cho sự phát triển của mỗi con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nó không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, mà còn tăng cường khả năng miễn dịch. Khi trẻ tập thể dục, con sẽ luôn khỏe mạnh, cao lớn.

Phó giáo sư Richard Keegan - nhà tâm lý học thể dục và thể thao - của Đại học Canberra nói: "Nếu bạn có thể tạo ra những trải nghiệm tốt trong thời thơ ấu và khiến việc tập thể dục trở nên hoàn toàn tự nhiên và bình thường, giống như việc đánh răng và ăn ba bữa mỗi ngày, thì có khả năng chúng sẽ tiếp tục duy trì điều này khi trưởng thành". Tuy nhiên, có một số điều cha mẹ nên tránh giúp bảo vệ sức khỏe của con.

1. Không ép con tập quá mệt

Một số cha mẹ quá nghiêm khắc trong yêu cầu về mức độ và tần suất rèn luyện thể dục của bé. Điều này dẫn đến nhiều tai hại. Nếu quá mệt mỏi sau một thời gian dài tập thể dục với cường độ cao, bé rất dễ sợ tập thể dục, và khi trẻ có quá nhiều mệt mỏi sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến cơ thể và tâm trí.

Việc lựa chọn thời gian và thời điểm tập luyện của bé rất quan trọng để không ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể (tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết…). Nên cho bé tập thể dục buổi sáng hàng ngày từ 10-15 phút (có thể dài hơn tùy độ tuổi), tập vào thời gian nhất định trước bữa ăn sáng hoặc cho bé đi dạo cùng cha mẹ trước hoặc sau bữa tối ít nhất 1 tiếng.

2. Tập thể dục phải phù hợp với lứa tuổi

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, mẹ cần tìm những cách vận động phù hợp nhất cho con cái mình. Nếu con tập quá sức, không đúng lứa tuổi thì sẽ có nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ.

- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Mặc dù còn quá nhỏ để làm bất cứ điều gì quá sức hoặc phối hợp, nhưng trẻ mới biết đi vẫn nên có ba giờ hoạt động thể chất mỗi ngày. Điều này có thể bao gồm từ "thời gian nằm sấp" đến đi bộ và leo cầu thang.

- Trẻ 3-5 tuổi: Trẻ mẫu giáo có thể chơi các môn thể thao đồng đội, như bóng đá, bóng rổ,... Bất kỳ môn thể thao nào ở độ tuổi này nên chơi để thư giãn chứ không phải thi đấu. Hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi chưa phù hợp để chơi bóng ném và không có kỹ năng xử lý bóng như trẻ lớn.

- Trẻ 6-8 tuổi: Đến 6 tuổi, trẻ em đã phát triển đủ để có thể đánh một quả bóng chày và chuyền một quả bóng đá hoặc bóng rổ. Chúng cũng có thể thực hiện các bài tập thể dục dụng cụ và tự tin điều khiển xe đạp hai bánh.

- Trẻ 9-11 tuổi: Tại độ tuổi này, trẻ em thường có thể đánh và ném bóng chày chính xác và chúng có thể tiếp xúc chắc chắn với bóng gôn hoặc bóng tennis. Bạn có thể khuyến khích trẻ cạnh tranh, miễn là không quá tập trung vào chiến thắng.

Cha mẹ cho trẻ tập thể dục, thể thao nên tránh 4 điều dưới đây nếu không muốn sức khỏe con bị ảnh hưởng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

3. Tùy thuộc vào thể trạng của trẻ

Tùy thuộc thể trạng của trẻ để chọn những môn thể thao cho phù hợp: Nếu trẻ có xu hướng thừa cân, nên chọn bơi lội, đá cầu, cầu lông… Tuy nhiên, những bé yếu ớt thì không nên chọn những môn đòi hỏi mất nhiều năng lượng, bé sẽ mệt, thậm chí suy kiệt cơ thể sau những buổi tập luyện quá sức.

4. Tùy thuộc vào năng khiếu, sở thích của trẻ

Khi được chơi những môn thể thao con thích, hẳn bé sẽ thích thú hơn. Con sẽ tham gia một cách thoải mái, tự giác còn nếu bị ép thì bé sẽ phản kháng và không mấy quan tâm đến việc tập luyện. Nên cho bé tập từ mức thấp đến cao, luôn có khởi động trước những môn hoạt động thể lực.

Nếu bé thích hoạt động tập thể thì nên chọn các môn mang tính đồng đội. Nhưng một số bé nhút nhát, ngại tiếp xúc với đám đông thì trước tiên hãy để bé tập cùng cha mẹ. Sau đó, cho con làm quen dần với hoạt động nhóm như dự tiệc sinh nhật, đi picnic với các gia đình khác, chơi các trò chơi với bạn cùng lứa tuổi.

Chia sẻ