Cha mẹ cần làm gì nếu con bắt nạt người khác?

Ngọc Trang,
Chia sẻ

Nếu bạn nghĩ hoặc biết rằng con mình đang bắt nạt những đứa trẻ khác, điều quan trọng cần nhớ là chúng vốn dĩ không xấu...

Cha mẹ cần làm gì nếu con bắt nạt người khác? - Ảnh 1.

Con trẻ cần được trang bị kỹ năng để tránh khỏi bị bắt nạt và bạo lực. Ảnh minh hoạ

Các hành vi bắt nạt ở trẻ đã được nghiên cứu và phân tích khá rõ ràng, từ đó người lớn có định hướng cho trẻ về việc phòng tránh bị bắt nạt và ngược lại. Cùng với đó là cách cha mẹ giúp con vượt qua được nỗi sợ bị bắt nạt hay điều chỉnh nếu con bạn là “thủ phạm”.

Hiểu những điều cơ bản

Một số cha mẹ không chắc nên bắt đầu từ đâu để giúp bảo vệ con mình khỏi bị bắt nạt và bạo lực. Những người khác có thể không biết liệu con cái của họ có phải là nạn nhân, người chứng kiến hoặc thậm chí là thủ phạm của các hành vi có hại hay không.

Theo UNICEF Việt Nam, bạn thường có thể xác định hành vi bắt nạt thông qua ba đặc điểm. Đó là ý định, sự lặp lại và quyền lực. Kẻ bắt nạt có ý định gây đau đớn, thông qua tổn hại về thể chất hoặc lời nói hoặc hành vi gây tổn thương, và làm như vậy nhiều lần. Trẻ em trai dễ bị bắt nạt về thể chất hơn, trong khi trẻ em gái dễ bị bắt nạt về tâm lý.

“Bắt nạt là một kiểu hành vi, chứ không phải là một sự cố cá biệt. Những đứa trẻ bắt nạt thường có địa vị xã hội hoặc có quyền lực cao hơn. Chẳng hạn như những đứa trẻ lớn hơn, khỏe hơn hoặc được cho là nổi tiếng”, báo cáo của UNICEF Việt Nam nhấn mạnh.

Những đứa trẻ dễ bị tổn thương nhất đối mặt với nguy cơ bị bắt nạt cao hơn. Đây thường là trẻ em từ các cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội, trẻ em từ các gia đình nghèo, có bản dạng giới khác nhau, khuyết tật hoặc di cư và tị nạn.

Bắt nạt có thể xảy ra trực tiếp hoặc trực tuyến. Đe doạ trực tuyến thường xảy ra trên mạng xã hội, tin nhắn văn bản hoặc tin nhắn tức thời, email hoặc bất kỳ nền tảng trực tuyến nào mà trẻ em tương tác. Bởi vì cha mẹ có thể không phải lúc nào cũng theo dõi những gì con họ đang làm trên các nền tảng này, có thể khó biết khi nào con bạn bị ảnh hưởng.

Làm gì nếu con đi bắt nạt người khác?

Nếu bạn nghĩ hoặc biết rằng con mình đang bắt nạt những đứa trẻ khác, điều quan trọng cần nhớ là chúng vốn dĩ không xấu, nhưng có thể đang hành động vì một số lý do. Những đứa trẻ bắt nạt thường chỉ muốn hòa nhập, cần sự quan tâm hoặc đơn giản là đang tìm cách đối phó với những cảm xúc phức tạp.

Trong một số trường hợp, những kẻ bắt nạt chính họ là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực tại nhà hoặc trong cộng đồng của mình. Có một số bước cha mẹ nên làm để giúp con ngừng bắt nạt.

Đầu tiên, người lớn cần hiểu được tại sao con bạn lại hành động như vậy, có cảm thấy bất an ở trường không? Các con đang đánh nhau với một người bạn hoặc anh chị em? Nếu trẻ gặp khó khăn khi giải thích hành vi của mình, cha mẹ có thể chọn tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn, nhân viên xã hội hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần, những người được đào tạo để làm việc với trẻ em.

Người lớn cũng có thể làm việc thông qua các cách phản ứng lành mạnh. Đó là yêu cầu con bạn giải thích một tình huống khiến con thất vọng và đưa ra những cách phản ứng mang tính xây dựng. Khuyến khích trẻ “đặt mình vào vị trí của các con” bằng cách tưởng tượng trải nghiệm của người bị bắt nạt. Nhắc con bạn rằng những bình luận được đưa ra trên mạng vẫn gây tổn thương trong thế giới thực như thế nào.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần dành thời gian để “kiểm tra bản thân”. Những đứa trẻ hay bắt nạt thường làm mẫu những gì chúng nhìn thấy ở nhà. Các con có tiếp xúc với hành vi có hại về thể chất hoặc tình cảm từ bạn hoặc người chăm sóc khác không? Hướng nội và suy nghĩ trung thực về cách bạn đang trình bày với con mình. Đồng thời, đưa ra hậu quả và cơ hội để sửa đổi.

Nếu bạn phát hiện ra con mình đã từng bắt nạt trẻ khác, điều quan trọng là phải đưa ra những biện pháp phù hợp, không bạo lực. Điều này có thể hạn chế các hoạt động của các con. Bên cạnh đó, cha mẹ nên khuyến khích con xin lỗi các bạn và tìm cách để trẻ cùng hòa nhập hơn trong tương lai.

Ngoài vai trò là một hệ thống hỗ trợ cho trẻ, cha mẹ có thể làm việc với trường học và thậm chí là những người ra quyết định ở địa phương hoặc quốc gia và các nhà lãnh đạo địa phương. Mục đích để thay đổi các chính sách nhằm ngăn chặn và giải quyết nạn bắt nạt.

Có khung chính sách và luật pháp bảo đảm quyền của trẻ em được giáo dục và bảo vệ có chất lượng là nền tảng quan trọng cho một môi trường giáo dục an toàn. Công ước về Quyền trẻ em nêu rõ nghĩa vụ của các chính phủ trong việc bảo đảm quyền của trẻ em được học tập trong một môi trường an toàn. Công ước đặc biệt kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo đảm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực, thương tích, xâm hại.
Chia sẻ