Cha mẹ cần làm gì cho bước đi đầu tiên của bé?
Tự bước đi - một cuộc phiêu lưu và một thách thức nghiêm túc với bé. Trước đó, bé sẽ phải trải qua một loạt giai đoạn chuẩn bị. Bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ cho bé?
Phút giây khi bé bước bước đi đầu tiên trong đời phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tính tình, hình thể, sự phát triển trí tuệ và thể lực. Gần 60% trẻ bắt đầu chập chững biết đi khi gần 12 tháng tuổi. Thông thường, các em bé bắt đầu biết đi vào giai đoạn từ 10 tới 16 tháng tuổi. Bạn không nên vội vàng bắt bé đi khi bé chưa sẵn sàng. Điều cần thiết bạn nên làm cho bé là khuyến khích bé hứng thú với việc tập đi, quan tâm tới kĩ năng mới, và giúp bé thực hành tất cả những giai đoạn chuẩn bị cần thiết.
Biết đi và sự phát triển trí tuệ
Bò và đi là những mốc đánh dấu chính sự phát triển thể lực của bé. Hơn nữa chúng còn ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc. Bé tự quyết định phải di chuyển về hướng nào, phải hành động như thế nào, để lấy được đồ chơi bé thích, bé tự thể hiện những "sáng kiến". Giai đoạn này rất quan trọng, bố mẹ không nên hạn chế sự tự do của bé (tất nhiên trong phạm vi hợp lý, không nguy hiểm cho bé). Và bạn nên cố gắng kiềm chế, không nên hét lên "Đứng lại!", "Không được", "Cái đó nguy hiểm"... mỗi khi bé cố gắng thử sức mình với những bước chập chững.
Bé bò
Ở giai đoạn chừng 7 tháng tuổi bé học hỏi và làm chủ "môn khoa học" phức tạp - Bò. Thường lúc đầu bé chỉ bò lùi, và chỉ sau một thời gian bé mới bò lên phía trước được. Bé khám phá ra kỹ năng này khi nằm sấp, thấy gần đó có một vài vật bé thích và bé muốn đụng tới nó. Bé giơ tay về phía đồ vật, sau đó thử bò. Lúc đầu bé chỉ di chuyển hai tay, còn hai chân ở tại chỗ. Nhưng chẳng bao lâu bé học được cách bò về phía trước. Để tăng nhanh quá trình này bạn hãy để đồ chơi cách bé vào mét.
Biết giữ thăng bằng
Học được kỹ năng bò, bé có được kiến thức mới: từ tư thế nằm bé chuyển sang tư thế lồm cồm, tựa vào hai tay và hai chân. Nếu ở thời điểm đó bạn đưa cho bé một đồ chơi thú vị, bé sẽ chìa tay và sẽ chao đảo một chút, vì chỉ tựa một tay. Bài tập như thế sẽ giúp bé học cách giữ thăng bằng.
Học cách bò bằng hai tay hai chân
Khi bé đã học được cách tự ngồi và tự chơi trong thế ngồi, bé chuyển sang giai đoạn hoạt động tích cực khác: học cách bò lồm ngồm bằng hai tay, hai chân. Bây giờ bé không tựa vào bụng nữa, mà tựa vào hai tay và hai đầu gối.
Bé chạy nhanh bằng tư thế lồm cồm
Học được kỹ năng bò lồm cồm, bé sẽ hoàn thiện "nghệ thuật" này vô cùng nhanh và chỉ dùng cách này để di chuyển trong không gian, hằng ngày tăng tốc độ lên. Hãy cho bé chơi trò "đuổi bắt": bạn cũng vào tư thế lồm cồm và đuổi theo bé yêu của mình. Sau đó thay đổi vai với bé: để bé đuổi theo bạn.
Vừa đi vừa tựa
Bé đã biết đứng và giờ đây thử sức tập đi. Tựa vào bàn ghế, vào bờ tường hoặc vào tay mẹ, bé chập chững những bước đầu tiên. Nếu bé cảm thấy không giữ được thăng bằng, bé sẽ vào chuyển sang thế lồm cồm ngay và tiến tới đồ chơi của mình bằng cách quen thuộc. Nhưng dần dần bé sẽ bò ít hơn vì thích đi hơn.
Bước đi đầu tiên
Bé của bạn đã biết vừa đi vừa vịn? Có nghĩa là, chẳng bao lâu nữa bé sẽ bước những bước đi tự chủ đầu tiên trong đời mình. Để giúp bé, bố hãy giữ bé, còn mẹ đứng trước mặt bé. Hãy gọi và cho bé xem đồ chơi yêu thích - chắc bé sẽ thử tới chỗ bạn. Nếu bé chỉ làm được dù một bước thôi, bạn cũng nên khen, thơm bé, và vỗ tay thật to. Thấy vậy, bé muốn thử một lần nữa. Bạn hãy nhớ, lời khen và niềm vui thực sự của bạn là yếu tố kích thích tốt nhất đối với bé.
Giúp bé như thế nào?
Nếu bạn muốn bé của bạn biết bó, biết đi sớm, hãy tập luyện cơ bắp của bé. Khi bé chơi, đặt bé nằm sấp, để bé chơi trong tư thế này, xem xét những vật xung quanh mình, thử với tới những đồ chơi được đặt xung quanh. Những động tác không phức tạp này luyện cơ cổ, cơ vai và tay. Trên giường bé nằm hãy treo những đồ chơi màu sặc sỡ mà bé rất muốn với tới.
Mẹ ơi mua cho con xe đẩy đồ chơi
Lúc đầu biết đi bé rất thích những đồ chơi có thể đẩy về phía trước được. Ví dụ, gần một năm tuổi cả bé gái lẫn bé trai đều thích xe chở búp bê (ở tuổi này cái chính là xe, chứ các em bé chưa quan tâm tới việc chăm sóc búp bê). Đối với các em một tuổi xe đẩy gỗ chỉ là vật tựa để đi. Những đồ chơi có dây kéo, mà phải kéo theo đằng sau, cũng rất tốt. Các loại bóng khác nhau, những chiếc xe chạy theo quán tính và những con thú bằng nhựa có bánh xe đều có ích cho phát triển của bé.
Bé cần phải làm gì?
Bạn cần quan tâm khi nào bé phải biết ngồi, biết bò, biết đi? Dưới đây là "chương trình" phát triển những kỹ năng chuyển động. Lưu ý, những yêu cầu dưới đây chỉ mang tính chất tương đối, không nhất thiết phải đúng với sự phát triển của mọi em bé. Bé nhà bạn có thể phát triển nhanh hoặc chậm hơn so với tiêu chuẩn.
Độ tuổi |
Kỹ năng |
Tháng thứ nhất |
Thử nhấc đầu dậy |
Tháng thứ hai |
Biết nâng đầu lên và giữ được đầu |
Tháng thứ ba |
Biết nâng đầu và vai lên ở tư thế nằm sấp |
Tháng thứ tư |
Biết lật từ từ thế nằm ngửa sang một bên |
Tháng thứ năm |
Biết nâng đầu và vai lên ở tư thế nằm ngửa |
Tháng thứ sáu |
Biết lật từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm sấp và ngược lại |
Tháng thứ bảy |
Biết bò tựa vào bụng |
Tháng thứ tám |
Biết đứng tựa |
Tháng thứ chín |
Biết bò lồm cồm (bằng hai chân hai tay) |
Tháng thứ mười |
Biết tự động đứng không cần tựa |
Tháng thứ mười một |
Biết đi nếu được giúp đỡ, tựa vào vật gì đó hoặc tay mẹ |
Tháng thứ mười hai |
Biết tự đi |
Theo Mẹ và bé