Câu chuyện xúc động của bà mẹ chỉ sinh được một con
Priya Balachandran chỉ có một người con và cô đã phát ngán với những câu hỏi mà mọi người thường đặt cho mình về chuyện con cái.
Để giải thích về điều này, Priya đã viết một lá thư để giãi bày về lựa chọn của mình.
Kali, cô con gái duy nhất của Priya năm nay đã 10 tuổi, nhưng từ khi cô bé mới 10 tháng tuổi Priya đã quen với những câu hỏi như “Cô có định sinh thêm em bé không?”, mặc dù đã trả lời là không nhưng mọi người sẽ lại tiếp tục ý kiến “Con bé sẽ cô đơn đấy. Hãy sinh thêm một đứa nữa, cô làm được mà”.
Điều này khiến Priya phát ngán, thậm chí nhiều khi nổi nóng vì cô cho rằng để có được một cô con gái xinh xắn như Kali hiện nay cô đã suýt phải đánh đổi cả tính mạng.
Priya và con gái Kali.
Khi Kali ra đời, các bác sĩ đã phát hiện Priya bị chứng tăng áp động mạch phổi. Đó là khi các nang phổi trở nên quá dày khiến oxy lưu thông một cách khó khăn. Điều này dẫn đến việc tim phải làm việc vất vả hơn và làm người bệnh cảm giác như có một cuộc chiến bên trong cơ thể.
Sau khi sinh, Priya được đưa đi cấp cứu, không ai biết chuyện gì đã xảy ra, chỉ có cô cảm thấy khó thở, chồng cô đã khóc vì không thể làm gì nhưng Priya vẫn tự an ủi: “Rồi mọi chuyện sẽ ổn”, trong khi các bác sĩ cho rằng cô không thể sống quá 2 giờ nữa.
Priya mang thai khi 32 tuổi, sau 2 năm kết hôn. Cô làm việc trong ngành truyền hình vốn không cố định về thời gian nhưng vẫn cân bằng được công việc và cuộc sống, thậm chí không bao giờ bị ốm vặt hay phải đến bệnh viện.
Tuy nhiên, khi mang thai ở tháng thứ 4, những triệu chứng xấu bắt đầu xuất hiện với Priya. Cô thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở hoặc thậm chí là không thể ăn được gì.
Đến tháng thứ 5, cô chỉ có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể bằng cách uống protein pha sẵn và không thể làm việc do quá mệt mỏi. Khi đó giấc ngủ là điều xa xỉ với Priya vì mỗi khi đặt lưng xuống giường sẽ có cảm giác như đá đè lên phổi.
Một buổi sáng trong tháng mang thai thứ 7, Priya bất ngờ chảy máu và phải đi cấp cứu, khi đó cô biết rằng mình sẽ sinh non, trong khi cả 2 vợ chồng chưa chuẩn bị bất cứ thứ gì cho sự ra đời của đứa trẻ.
Trải qua một cuộc vật lộn trong phòng sinh, cuối cùng Kali cũng chào đời nhưng thay vì được bế con, Priya phải đi cấp cứu vì chứng tăng áp động mạch phổi. Quá trình điều trị cho Priya khiến 2 mẹ con không thể gặp mặt nhau. Bé Kali được chăm sóc đặc biệt còn Priya chỉ được xem ảnh, video về con gái mà chồng cô ghi lại trong suốt 3 tuần sau đó.
Những phụ nữ bị chứng tăng huyết áp có thể gặp nguy hiểm trong quá trình sinh nở, đôi khi có thể dẫn đến thiệt mạng cho cả mẹ và con.
Sau khi quá trình điều trị, Priya được phép xuất viện và đến thăm con gái nhưng chỉ 5 ngày sau đó cô lại bị một cơn đột quỵ tấn công.
Theo đó, cô có một lỗ hổng nhỏ trong vách tim vì sau quá trình sinh nở một số hạt máu đông đã hình thành tại lỗ hổng này. Sau đó, trong quá trình bơm máu đi khắp cơ thể của tim, những hạt máu này đi tới não và gây ra những cơn đột quỵ nhẹ.
Một cuộc điều trị tiếp theo kéo dài 10 ngày được thực hiện, trong thời gian đó Priya và con gái vẫn chưa được gặp nhau vì bé đang được chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện.
Từ đó đến khi Kali trưởng thành, Priya nhiều lúc không thể đùa chơi hay tham gia những công việc yêu cầu sức khỏe do hạn chế của bệnh huyết áp. Điều đó khiến người mẹ đặc biệt này đôi khi cảm thấy mình thật tệ.
Tuy nhiên, Kali là một cô gái mạnh mẽ, em có thể tự mình làm được nhiều điều và mẹ Priya thay vì chơi với con những trò chơi vận động lại dạy em nhiều điều bổ ích khác.
Hàng năm, Kali vẫn được cha mẹ cho đi khám sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề về tim. Priya nói rằng cô và chồng thật sự căng thẳng mỗi khi đọc kết quả kiểm tra, vì họ lo ngại con gái có thể di truyền bệnh của mẹ. Tuy nhiên, hiện nay Kali đã 10 tuổi và chưa có dấu hiệu bệnh như của mẹ.
Priya cảm thấy mình vẫn may mắn vì con gái cô hoàn toàn khỏe mạnh. Đôi khi Priya cũng nghĩ đến việc có thêm một đứa trẻ nữa và hiện nay mới 42 tuổi, cô vẫn có thể làm được điều đó nhưng các bác sĩ đã khuyến cáo không nên vì khả năng sức khỏe của cô.
Những phụ nữ bị chứng tăng huyết áp có thể gặp nguy hiểm trong quá trình sinh nở, đôi khi có thể dẫn đến thiệt mạng cho cả mẹ và con.
Priya hi vọng mình có thể sống đến 50 tuổi – đó là một con số ấn tượng với những người bị bệnh như cô – tức là sẽ còn 8 năm nữa bên chồng con.
Đến nay, Priya vẫn sống khỏe bằng việc sử dụng thuốc điều trị thường xuyên, lời dự đoán sống được 2 giờ của các bác sĩ đã không còn chính xác nhưng cô cho rằng không thể biết trước được khi nào cuộc sống của mình sẽ chấm dứt.
Chính vì thế, dù đã từng nghĩ đến chuyện xin con nuôi nhưng Priya lại gạt ý nghĩ đó vì sợ rằng nếu cô có mệnh hệ gì chồng cô sẽ vất vả hơn khi phải nuôi 2 đứa trẻ.
Priya hi vọng mình có thể sống đến 50 tuổi – đó là một con số ấn tượng với những người bị bệnh như cô – tức là sẽ còn 8 năm nữa bên chồng con. Tuy nhiên, chồng của Priya luôn chăm sóc, động viên cô và khẳng định rằng vợ của anh sẽ sống lâu hơn những dự đoán của mọi người.
Qua đó có thể đơn giản hiểu được rằng, không bà mẹ nào muốn chỉ có một đứa con. Đó là vì những lý do cá nhân, vấn đề sức khỏe hoặc những lựa chọn không tiện công khai. Priya hi vọng rằng sau khi chia sẻ điều này, cô và những bà mẹ một con khác sẽ nhận được sự tôn trọng của mọi người và ít bị đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề con cái hơn.